Tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do cơ quan nào có thẩm quyền xử lý?
Tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do cơ quan nào có thẩm quyền xử lý?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 139/2015/TT-BTC có quy định:
Cơ quan xử lý tài sản bảo đảm
1. Đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ mà Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại: Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc một tổ chức phù hợp được Bộ Tài chính giao (trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay) có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.
2. Đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ mà Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại: Cơ quan cho vay lại đề xuất với Bộ Tài chính phương án xử lý tài sản bảo đảm, trực tiếp xử lý tài sản bảo đảm theo ủy quyền của Bộ Tài chính và báo cáo Bộ Tài chính.
Như vậy về cơ quan xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện theo 02 trường hợp sau:
(1) Đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ mà Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại:
Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay hoặc một tổ chức phù hợp được Bộ Tài chính giao (trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp ký Hợp đồng bảo đảm tiền vay) có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm.
(2) Đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ mà Bộ Tài chính ủy quyền cho Cơ quan cho vay lại:
Cơ quan cho vay lại đề xuất với Bộ Tài chính phương án xử lý tài sản bảo đảm, trực tiếp xử lý tài sản bảo đảm theo ủy quyền của Bộ Tài chính và báo cáo Bộ Tài chính.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do cơ quan nào có thẩm quyền xử lý? (Hình từ Internet)
Nguồn thu từ xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được sử dụng thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 139/2015/TT-BTC có quy định nguồn thu sau khi xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên sử dụng như sau:
(1) Hoàn trả các khoản nợ:
- Bên bảo đảm vay tạm ứng của Quỹ Tích lũy trả nợ để trả nợ đối với khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
- Nợ ngân sách nhà nước liên quan trực tiếp đến khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
(2) Hoàn trả các khoản nợ phí cho vay lại có liên quan tới khoản vay.
(3) Hoàn trả cho Bên bảo đảm (nếu còn dư).
Hằng năm Bên bảo đảm có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài sản bảo đảm thế nào?
Việc Bên bảo đảm báo cáo về tình hình tài sản bảo đảm được thực hiện theo Điều 9 Thông tư 139/2015/TT-BTC như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ:
a) Trước ngày 15/04 hàng năm, Bên bảo đảm có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài sản bảo đảm đến ngày 31/12 của năm trước đó gửi Bộ Tài chính (trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp) kèm theo xác nhận của công ty kiểm toán độc lập theo mẫu tại Phụ lục 4 hoặc Phụ lục 5 của Thông tư này hoặc Cơ quan cho vay lại hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay (các trường hợp được Bộ Tài chính giao thay mặt) theo mẫu do Cơ quan cho vay lại hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay quy định.
b) Trước ngày 30/4 hàng năm, Bộ Tài chính (trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp) hoặc Cơ quan cho vay lại hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay (các trường hợp được Bộ Tài chính giao thay mặt) có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản bảo đảm được ủy quyền quản lý đến ngày 31/12 của năm trước đó theo từng dự án và nguồn vốn vay theo mẫu tại Phụ lục 5 hoặc Phụ lục 6 của Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất:
Khi có yêu cầu hoặc khi giá trị tài sản bảo đảm có biến động so với lần báo cáo gần nhất, Bên bảo đảm có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính (trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp) hoặc Cơ quan cho vay lại hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay (các trường hợp được Bộ Tài chính giao thay mặt) về những thay đổi liên quan đến tài sản bảo đảm theo mẫu tại Phụ lục 5 hoặc Phụ lục 6 Thông tư này.
Về việc báo cáo định kỳ hằng năm của Bên bảo đảm được thực hiện như sau:
Trước ngày 15/04 hàng năm, Bên bảo đảm có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài sản bảo đảm đến ngày 31/12 của năm trước đó gửi Bộ Tài chính (trường hợp Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp) kèm theo xác nhận của công ty kiểm toán độc lập theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hàng kèm theo Thông tư 139/2015/TT-BTC hoặc Phụ lục 5 ban hàng kèm theo Thông tư 139/2015/TT-BTC hoặc Cơ quan cho vay lại.
Tải mẫu Phụ lục 4 tại đây: Tải về
Tải mẫu Phụ lục 5 tại đây: Tải về
Hoặc gửi cho Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay (các trường hợp được Bộ Tài chính giao thay mặt) theo mẫu do Cơ quan cho vay lại hoặc Tổ chức thay mặt Bộ Tài chính thực hiện nghiệp vụ về bảo đảm tiền vay quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?