Tại phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện những hoạt động nào? Phải theo dõi và ghi chép nội dung gì?
- Tại phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện những hoạt động nào?
- Kiểm sát viên phải theo dõi và ghi chép những nội dung gì tại phiên tòa phúc thẩm?
- Tại phiên tòa phúc thẩm nếu Kiểm sát viên phát hiện vi phạm của Tòa án sơ thẩm nhưng chưa được đương sự kháng cáo thì giải quyết thế nào?
Tại phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện những hoạt động nào?
Theo quy định tại Điều 18 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 thì tại phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên phải thực hiện các công việc sau đây:
(1) Theo dõi và ghi chép diễn biến tại phiên tòa.
(2) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa.
(3) Kiểm sát việc rút đơn khởi kiện; việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo; kiểm tra lại hoặc thực hiện việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa.
(4) Kiểm sát việc Hội đồng xét xử chấp nhận tài liệu, chứng cứ được giao nộp tại phiên tòa, công bố tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa;
Kiểm sát viên yêu cầu thu thập tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa.
(5) Hỏi và kiểm sát việc hỏi, tranh luận, đối đáp;
(6) Kiểm sát việc tạm ngừng, hoãn phiên tòa;
(7) Kiểm sát việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa;
(8) Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm;
(9) Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa.
(10) Trình bày và phát biểu quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa.
(11) Kiểm sát việc nghị án, tuyên án và kiểm tra biên bản phiên tòa.
Tại phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên có trách nhiệm thực hiện những hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Kiểm sát viên phải theo dõi và ghi chép những nội dung gì tại phiên tòa phúc thẩm?
Việc theo dõi và ghi chép diễn biến phiên toà phúc thẩm được quy định tại Điều 19 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Theo dõi và ghi chép diễn biến phiên toà
Việc theo dõi và ghi chép diễn biến tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo Điều 25 Quy định số 458/2019.
Đồng thời, căn cứ Điều 25 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định 458/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định như sau:
Theo dõi và ghi chép diễn biến phiên toà
1. Tại phiên toà, Kiểm sát viên cần chú ý theo dõi và ghi chép những câu hỏi của đương sự, của người tham gia tố tụng khác, của Hội đồng xét xử cũng như những câu trả lời, đối chiếu với đề cương hỏi và so sánh với các tài liệu, chứng cứ cũng như lời khai, lời trình bày của đương sự có trong hồ sơ vụ án để tham gia hỏi, tránh trùng lắp nội dung hỏi hoặc hỏi không đúng trọng tâm….Tập trung ghi đầy đủ những vấn đề mới, tài liệu, chứng cứ mới, những vấn đề đương sự khai khác với lời khai trong hồ sơ vụ án, những vấn đề có tính chất quyết định đến quan điểm, đường lối giải quyết vụ án.
Trường hợp có Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức tham gia giúp việc cho Kiểm sát viên tại phiên tòa, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức phải ghi chép đầy đủ diễn biến tại phiên tòa để phục vụ cho Kiểm sát viên khi cần thiết.
2. Trường hợp Kiểm sát viên ghi âm, ghi hình có âm thanh tại phiên tòa thì phải thông báo trước cho chủ tọa phiên tòa. Khi chủ tọa phiên tòa tuyên án, Kiểm sát viên cần chú ý nghe và ghi chép nhanh phần nhận định, những căn cứ pháp luật mà Hội đồng xét xử căn cứ vào đó để đưa ra quyết định giải quyết vụ án, từ đó làm cơ sở cho hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
Như vậy, theo quy định, tại phiên tòa dân sự phúc thẩm, Kiểm sát viên cần chú ý theo dõi và ghi chép:
- Những câu hỏi của đương sự, của người tham gia tố tụng khác, của Hội đồng xét xử cũng như những câu trả lời, đối chiếu với đề cương hỏi và so sánh với các tài liệu, chứng cứ cũng như lời khai, lời trình bày của đương sự có trong hồ sơ vụ án…
- Tập trung ghi đầy đủ những vấn đề mới, tài liệu, chứng cứ mới, những vấn đề đương sự khai khác với lời khai trong hồ sơ vụ án, những vấn đề có tính chất quyết định đến quan điểm, đường lối giải quyết vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm nếu Kiểm sát viên phát hiện vi phạm của Tòa án sơ thẩm nhưng chưa được đương sự kháng cáo thì giải quyết thế nào?
Trường hợp Kiểm sát viên phát hiện vi phạm của Tòa án sơ thẩm được quy định tại khoản 3 Điều 28 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm ban hành kèm theo Quyết định 363/QĐ-VKSTC năm 2020 như sau:
Trình bày và phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa
...
3. Trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phát hiện những vi phạm của Tòa án cấp sơ thẩm mà chưa được đương sự kháng cáo thì Kiểm sát viên trình bày về những vi phạm đó để Hội đồng xét xử xem xét quyết định.
4. Trường hợp tại phiên tòa các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án làm thay đổi nội dung kháng nghị thì Kiểm sát viên xem xét rút kháng nghị nếu thỏa thuận là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội và không trái pháp luật và không gây thiệt hại cho bên thứ ba hoặc cho Nhà nước. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên phát biểu về tính hợp pháp của thỏa thuận của các đương sự và đề nghị Hội đồng xét xử ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
...
Như vậy, theo quy định, tại phiên tòa phúc thẩm nếu Kiểm sát viên phát hiện những vi phạm của Tòa án sơ thẩm mà chưa được đương sự kháng cáo thì Kiểm sát viên trình bày về những vi phạm đó để Hội đồng xét xử xem xét quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?