Tài nguyên điện địa nhiệt được hiểu như thế nào? Nội dung và mức độ điều tra được quy định ra sao?
Điện địa nhiệt được hiểu như thế nào?
Hiện nay Pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về Điện địa nhiệt.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 14 Điều 4 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Điện năng lượng tái tạo là điện được sản xuất từ một hoặc nhiều nguồn năng lượng sơ cấp sau đây:
a) Năng lượng mặt trời;
b) Năng lượng gió;
c) Năng lượng đại dương, gồm thủy triều, sóng biển, hải lưu;
d) Năng lượng địa nhiệt;
đ) Năng lượng từ sức nước, gồm cả thủy điện;
e) Năng lượng sinh khối gồm nhiên liệu sinh học và các dạng năng lượng có nguồn gốc từ thực vật;
g) Năng lượng từ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, trừ chất thải của quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chất thải được xác định là nguy hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Dạng năng lượng tái tạo khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu Điện địa nhiệt là điện được sản xuất từ năng lượng địa nhiệt thuộc một trong các nguồn năng lượng của điện năng lượng tái tạo trong Luật Điện lực 2024.
Điện địa nhiệt được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Nội dung và mức độ điều tra đối với Tài nguyên điện địa nhiệt được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT có quy định:
Nội dung và mức độ điều tra
1. Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên điện địa nhiệt:
a) Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu hiện có về địa nhiệt;
b) Phân tích cấu trúc địa chất xác định ranh giới các khối cấu trúc lớn, các đới đứt gãy sâu nơi nguồn địa nhiệt nhiệt độ cao nằm gần mặt đất, các tầng có cấu trúc thuận lợi như tầng đá chắn giữ nhiệt, vòm địa nhiệt, tầng chứa và khả năng dẫn nhiệt; các biểu hiện địa nhiệt qua các mạch nước nóng, các lỗ khoan dầu khí, khoan địa chất, tài liệu địa vật lý;
b) Đo địa vật lý, khoan khảo sát, đo đạc xác định nguồn địa nhiệt (độ sâu, lưu lượng, áp suất), biến thiên nhiệt độ, độ pH, độ mặn và thành phần dung dịch địa nhiệt;
c) Phân tích dữ liệu, mô hình hóa đánh giá quy mô, tài nguyên địa nhiệt; khoanh các khu vực có tiềm năng về địa nhiệt;
d) Tổng hợp, phân tích, đánh giá đặc điểm địa chất, điều kiện địa chất, nguồn gốc thành tạo và khả năng thu hồi nhiệt năng từ nguồn địa nhiệt; khoanh định các khu vực triển vọng phát triển điện địa nhiệt.
2. Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn:
a) Đặc điểm địa hình: độ cao, độ sâu (đối với khu vực biển, hồ), độ dốc và số liệu đặc trưng bề mặt khác tại khu vực điều tra; đặc điểm địa chất môi trường;
b) Các hiện tượng khí tượng, thủy văn về gió mạnh, mưa lớn, bão, lũ quét, ngập lụt và các hiện tượng thiên tai khác tại khu vực điều tra.
3. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên điện địa nhiệt tại khu vực điều tra; phân vùng các khu vực có triển vọng phát triển điện địa nhiệt.
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu nội dung và mức độ điều tra đối với Tài nguyên điện địa nhiệt được quy định như sau:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên điện địa nhiệt:
+ Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu hiện có về địa nhiệt;
+ Phân tích cấu trúc địa chất xác định ranh giới các khối cấu trúc lớn, các đới đứt gãy sâu nơi nguồn địa nhiệt nhiệt độ cao nằm gần mặt đất, các tầng có cấu trúc thuận lợi như tầng đá chắn giữ nhiệt, vòm địa nhiệt, tầng chứa và khả năng dẫn nhiệt; các biểu hiện địa nhiệt qua các mạch nước nóng, các lỗ khoan dầu khí, khoan địa chất, tài liệu địa vật lý;
+ Đo địa vật lý, khoan khảo sát, đo đạc xác định nguồn địa nhiệt (độ sâu, lưu lượng, áp suất), biến thiên nhiệt độ, độ pH, độ mặn và thành phần dung dịch địa nhiệt;
+ Phân tích dữ liệu, mô hình hóa đánh giá quy mô, tài nguyên địa nhiệt; khoanh các khu vực có tiềm năng về địa nhiệt;
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá đặc điểm địa chất, điều kiện địa chất, nguồn gốc thành tạo và khả năng thu hồi nhiệt năng từ nguồn địa nhiệt; khoanh định các khu vực triển vọng phát triển điện địa nhiệt.
- Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn:
+ Đặc điểm địa hình: độ cao, độ sâu (đối với khu vực biển, hồ), độ dốc và số liệu đặc trưng bề mặt khác tại khu vực điều tra; đặc điểm địa chất môi trường;
+ Các hiện tượng khí tượng, thủy văn về gió mạnh, mưa lớn, bão, lũ quét, ngập lụt và các hiện tượng thiên tai khác tại khu vực điều tra.
- Ngoài ra, còn phải:
+ Tổng hợp, phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên điện địa nhiệt tại khu vực điều tra
+ Phân vùng các khu vực có triển vọng phát triển điện địa nhiệt.
Không gian và kết quả điều tra tài nguyên điện địa nhiệt bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT có quy định về không gian điều tra tài nguyên điện địa nhiệt như sau:
- Thực hiện điều tra cơ bản trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; ưu tiên, tập trung tại các khu vực sau đây:
+ Các khu vực có tiềm năng năng lượng địa nhiệt bao gồm:
++ Ranh giới các khối cấu trúc lớn, cấu trúc vòm nâng, đới đứt gãy sâu, vành đai núi lửa;
++ Nơi có các biểu hiện địa nhiệt qua các mạch nước nóng các lỗ khoan dầu khí, khoan địa chất, khu vực có nhiệt độ lòng đất cao.
+ Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện địa nhiệt bao gồm:
++ Khu vực có không gian, đất, mặt bằng thuận lợi có thể xây dựng nhà máy điện;
++ Khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển, có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.
Đồng thời, tại Điều 13 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT cũng có quy định về kết quả điều tra về tài nguyên điện địa nhiệt như sau:
- Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, bao gồm các nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT.
- Bản đồ phân vùng triển vọng địa nhiệt; bản đồ tài nguyên điện địa nhiệt thể hiện trên nền bản đồ địa hình do Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản với tỷ lệ thích hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho việc lập quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch tỉnh.
- Thông tin, dữ liệu đã thu thập, đo đạc, khảo sát, phân tích (bao gồm mẫu vật, tài liệu bản giấy và dữ liệu số).

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Muốn học bằng C có bắt buộc phải học bằng lái xe C1 trước hay không? Thời hạn của bằng lái xe hạng C là bao lâu?
- Có được phép chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền giao kết hợp đồng mua bán đất đai hay không? Cách ghi số chứng thực chữ ký?
- Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm xử lý các tin sai sự thật trên mạng Internet không?
- Quyết định thanh tra của Công an nhân dân cần gửi đến cơ qua nào? Ai là người chủ trì công bố quyết định thanh tra?
- Cán bộ công chức ở các cơ quan trung ương đi công tác tại cấp tỉnh sau sáp nhập hưởng chính sách thế nào theo Nghị định 178?