Tai nạn lao động nặng là gì? Chi tiết các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng mới nhất hiện nay?
Tai nạn lao động nặng là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì:
Tai nạn lao động nặng hay còn gọi là tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Tai nạn lao động nặng là gì? (Hình từ Internet)
Chi tiết các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng?
Chi tiết các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
MÃ SỐ | TÊN CHẤN THƯƠNG |
01 | Đầu, mặt, cổ |
011. | Các chấn thương sọ não hở hoặc kín; |
012. | Dập não; |
013. | Máu tụ trong sọ; |
014. | Vỡ sọ; |
015. | Bị lột da đầu; |
016. | Tổn thương đồng tử mắt; |
017. | Vỡ và dập các xương cuốn của sọ; |
018. | Vỡ các xương hàm mặt; |
019. | Tổn thương phần mềm rộng ở mặt; |
0110. | Bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản và thực quản. |
02 | Ngực, bụng |
021. | Tổn thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên trong; |
022. | Hội chứng chèn ép trung thất; |
023. | Dập lồng ngực hay lồng ngực bị ép nặng; |
024. | Gãy xương sườn; |
025. | Tổn thương phần mềm rộng ở bụng; |
026. | Bị thương và dập mạnh ở bụng tác hại tới các cơ quan bên trong; |
027. | Thủng, vỡ tạng trong ổ bụng; |
028. | Đụng, dập, ảnh hưởng tới vận động của xương sống; |
029. | Vỡ, trật xương sống; |
0210. | Vỡ xương chậu; |
0211. | Tổn thương xương chậu ảnh hưởng lớn tới vận động của thân và chi dưới; |
0212. | Tổn thương cơ quan sinh dục. |
03 | Phần chi trên |
031. | Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng tới vận động của chi trên; |
032. | Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên; |
033. | Tổn thương ở vai, cánh tay, bàn tay, cổ tay làm hại đến các gân; |
034. | Dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn, bả vai, cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, đốt ngón tay; |
035. | Trật, trẹo các khớp xương. |
04 | Phần chi dưới |
041. | Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới; |
042. | Bị thương rộng khắp ở chi dưới; |
043. | Gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân, bàn chân và các ngón. |
05 | Bỏng |
051. | Bỏng độ 3; |
052. | Bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3; |
053. | Bỏng nặng do hóa chất độ 2, độ 3; |
054. | Bỏng điện nặng; |
055. | Bị bỏng lạnh độ 3; |
056. | Bị bỏng lạnh rộng khắp độ 2, độ 3. |
06 | Nhiễm độc các chất sau ở mức độ nặng |
061. | Ô xít cácbon: bị ngất, mê sảng, rối loạn dinh dưỡng của da, sưng phổi, trạng thái trong người bàng hoàng, tâm lý mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ, có những biến đổi rõ rệt trong bộ phận tuần hoàn; |
062. | Ô xít nitơ: hình thức sưng phổi hoàn toàn, biến chứng hoặc không biến chứng thành viêm phế quản; |
063. | Hydro sunfua: kích thích mạnh, trạng thái động kinh, có thể sưng phổi, mê sảng; |
064. | Ô xít các bon níc ở nồng độ cao: ngừng thở, sau đó thở chậm chạp, chảy máu ở mũi, miệng và ruột, suy nhược, ngất; |
065. | Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật; |
066. | Các loại hóa chất độc khác thuộc danh Mục phải khai báo, đăng ký. |
Doanh nghiệp phải giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
...
Như vậy, doanh nghiệp phải giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
- Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước Điều tra theo quy định của Nghị định này và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?