Tai nạn giao thông đường sắt là gì? Mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại như thế nào?

Giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc nào? Mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn L.L ở Long Thành. Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn!

Tai nạn giao thông đường sắt là gì?

Tai nạn giao thông đường sắt là được giải thích theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định:

Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.

Theo đó, tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.

Mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại như thế nào?

Mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại theo Điều 8 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT quy định:

Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra
1. Tai nạn giao thông đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 01 đến 05 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.
2. Tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có 01 người chết hoặc có từ 06 đến 08 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
3. Tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng là tai nạn có 02 người chết hoặc có từ 09 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới 01 tỷ 500 triệu đồng.
4. Tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 03 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 01 tỷ 500 triệu đồng trở lên.

Như vậy, mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra được phân loại theo 4 mức độ nêu trên.

Tai nạn giao thông đường sắt

Tai nạn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)

Giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt quy định ở khoản 2 Điều 4 Thông tư 23/2018/TT-BGTVT cụ thể:

Nguyên tắc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
1. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt:
a) Các sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản;
b) Khi sự cố giao thông đường sắt xảy ra ở khu gian, việc lập biên bản do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện. Trường hợp sự cố giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga, việc lập biên bản do trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga hoặc nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga (đối với đường sắt đô thị) thực hiện;
c) Sự cố giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt:
a) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải phối hợp giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục giao thông nhanh chóng và kịp thời;
b) Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn;
c) Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này;
d) Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt sau khi tai nạn xảy ra trên đường sắt;
đ) Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng;
e) Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.

Như vậy, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải phối hợp giải quyết bảo đảm an toàn, khôi phục giao thông nhanh chóng và kịp thời;

- Phải tổ chức cứu giúp ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn;

- Các vụ tai nạn giao thông đường sắt phải được lập biên bản, thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của Thông tư này;

- Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải có trách nhiệm đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục giao thông vận tải đường sắt sau khi tai nạn xảy ra trên đường sắt;

- Việc tổ chức khôi phục hoạt động giao thông vận tải đường sắt không được gây trở ngại cho công tác điều tra, xử lý của các cơ quan chức năng;

- Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ để phục vụ cho công tác cứu chữa, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu hỏa khi tham gia giao thông đường sắt cần những loại giấy tờ nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Chứng vật chạy tàu là gì? Trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Công lệnh tải trọng là gì? Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng trên đường sắt đô thị?
Pháp luật
Cầu chung là gì? Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thị bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không lưu trữ hồ sơ tai nạn giao thông đường sắt thì bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,003 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào