Tải mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán Mẫu số 4 Quyết định 866? Hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán?
Tải mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán Mẫu số 4 Quyết định 866?
Hiện nay, mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán mới nhất được quy định là Mẫu số 4 ban hành kèm theo Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016.
Mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán
Tải mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán Mẫu số 4 Quyết định 866? Hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cá nhân trình Hội đồng xem xét để đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán gồm có gì?
Căn cứ Điều 13 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 năm 2015 quy định như sau:
Hồ sơ cá nhân trình Hội đồng xem xét để đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán
1. Hồ sơ cá nhân trình Hội đồng đề nghị xem xét để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán gồm có:
a) Đơn tình nguyện làm Thẩm phán;
b) Sơ yếu lý lịch (có dán ảnh 4x6) có xác nhận của cơ quan quản lý cán bộ theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định;
c) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định;
d) Các bản sao (có chứng thực hợp pháp) bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật, chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ xét xử, chứng chỉ trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán tương ứng; các văn bằng, chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước và các văn bằng, chứng chỉ khác liên quan đến việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán (nếu có);
đ) Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo mẫu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định;
e) Bản nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán;
g) Biên bản và kết quả phiếu lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người được giới thiệu đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán.
...
3. Hồ sơ cá nhân trình Hội đồng xem xét để đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán gồm có các tài liệu quy định tại các điểm c, đ, e và g khoản 1 Điều này và sơ yếu lý lịch (bổ sung).
Như vậy, hồ sơ cá nhân trình Hội đồng xem xét để đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán gồm có:
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền quy định;
- Bản tự kiểm điểm của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán theo mẫu do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định;
- Bản nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức về quá trình công tác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống của người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán;
- Biên bản và kết quả phiếu lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị, tổ chức đối với người được giới thiệu đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán;
- Sơ yếu lý lịch bổ sung.
Trình tự, thủ tục phiên họp xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành kèm theo Nghị quyết 929/2015/UBTVQH13 năm 2015, trình tự, thủ tục phiên họp xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tiến hành như sau:
(1) Chủ tịch Hội đồng khai mạc và chủ trì phiên họp.
(2) Chủ tịch Hội đồng tự mình hoặc ủy quyền cho Ủy viên Hội đồng trình bày báo cáo hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn.
Việc xem xét tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện đối với từng người theo thứ tự A, B, C...
(3) Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn, các thành viên của Hội đồng phát biểu ý kiến, thảo luận.
(4) Chủ tọa phiên họp có thể mời đại diện của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 5 Điều 6 Quy chế này phát biểu ý kiến hoặc trả lời những câu hỏi của thành viên Hội đồng.
(5) Chủ tọa phiên họp kết luận; các thành viên của Hội đồng có mặt tại phiên họp tiến hành bỏ phiếu kín đối với từng người theo danh sách.
Trường hợp phát hiện hồ sơ của người được xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chưa đầy đủ, có vấn đề chưa rõ ràng hoặc có khiếu nại, tố cáo mà đa số các thành viên Hội đồng xét thấy cần thiết phải tiến hành bổ sung hoặc xác minh làm rõ thì Chủ tịch Hội đồng quyết định tạm dừng việc xem xét đối với người đó để tiến hành bổ sung hồ sơ hoặc xác minh làm rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?