Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài thì có cần phải hợp pháp hóa lãnh sự không?
- Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự cần nêu rõ các nội dung nào?
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài thì có cần phải hợp pháp hóa lãnh sự không?
- Khi yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự thì người yêu cầu cần nộp lệ phí bắt giữ cho Tòa án trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự cần nêu rõ các nội dung nào?
Căn cứ Điều 33 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự như sau:
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án phải làm đơn yêu cầu kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án hoặc bản sao quyết định của Trọng tài.
2. Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu;
c) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
d) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
đ) Cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
e) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ;
g) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
h) Nghĩa vụ về tài sản phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo phán quyết của Trọng tài;
i) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu bay.
3. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án không biết chính xác, đầy đủ các nội dung quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 của Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.
Theo quy định trên thì trong đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự cần phải nêu rõ các thông tin sau:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
(2) Tên cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu;
(3) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
(4) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
(5) Cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
(6) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ;
(7) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
(8) Nghĩa vụ về tài sản phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc theo phán quyết của Trọng tài;
(9) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu bay.
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài thì có cần phải hợp pháp hóa lãnh sự không?
Căn cứ Điều 34 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về việc gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo để thi hành án dân sự như sau:
Gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay và tài liệu, chứng cứ kèm theo để thi hành án
Người yêu cầu bắt giữ tàu bay gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay kèm theo tài liệu, chứng cứ cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền để chuyển cho Tòa án nơi có cảng hàng không, sân bay mà tàu bay bị yêu cầu bắt giữ hạ cánh.
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay có thể được gửi trước thời điểm tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay. Trong trường hợp này phải gửi kèm theo lịch trình bay.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay như sau:
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ là có căn cứ, hợp pháp.
2. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu bay hoặc thả tàu bay đang bị bắt giữ bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt và được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận theo pháp luật nước ngoài thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc được chuyển qua đường ngoại giao theo thông lệ quốc tế.
Như vậy, nếu chứng cứ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự là các tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận theo pháp luật nước ngoài thì phải được hợp pháp hoá lãnh sự.
Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc được chuyển qua đường ngoại giao theo thông lệ quốc tế được miễn thì không cần hợp pháp hóa.
Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự có yếu tố nước ngoài thì có cần phải hợp pháp hóa lãnh sự không? (Hình từ Internet)
Khi yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự thì người yêu cầu cần nộp lệ phí bắt giữ cho Tòa án trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 7 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về lệ phí bắt giữ tàu bay như sau:
Lệ phí bắt giữ tàu bay
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Lệ phí bắt giữ tàu bay được nộp cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu bay quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí.
Theo đó, người yêu cầu cần phải nộp lệ phí bắt giữ tàu bay cho Tòa án nhân dân trong thời hạn 02 ngày (48 giờ) kề từ thời điểm Tòa án có yêu cầu nộp lệ phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?