Tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật các văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật?
- Tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật các văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật?
- Quy trình cập nhật văn bản hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như thế nào?
- Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, các thông tin cơ bản được thể hiện đối với văn bản hợp nhất là gì?
Tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật các văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật?
Tại Điều 13 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về trách nhiệm cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Trách nhiệm cập nhật văn bản
1. Trách nhiệm cập nhật văn bản quy phạm pháp luật:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo.
Đối với các văn bản do Quốc hội ban hành hoặc phối hợp ban hành mà không do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
2. Trách nhiệm cập nhật văn bản hợp nhất:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất thuộc thẩm quyền hợp nhất theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất của Quốc hội do mình chủ trì soạn thảo;
c) Đối với văn bản hợp nhất không thuộc trách nhiệm cập nhật của các cơ quan quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật.
Như vậy đối với văn bản hợp nhất thì trách nhiệm cập nhật được quy định như sau:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất thuộc thẩm quyền hợp nhất theo quy định của Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật văn bản hợp nhất của Quốc hội do mình chủ trì soạn thảo;
- Đối với văn bản hợp nhất không thuộc trách nhiệm cập nhật của các cơ quan vừa nêu, thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện việc cập nhật.
Tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cơ quan nào có trách nhiệm cập nhật các văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)
Quy trình cập nhật văn bản hợp nhất trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định về quy trình cập nhật chung đối với các văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật như sau:
Bước 1: Sử dụng bản chính văn bản để thực hiện cập nhật;
Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu văn bản điện tử với bản chính văn bản, bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, toàn vẹn của nội dung văn bản;
Bước 3: Tiến hành cập nhật thông tin văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2015/NĐ-CP;
Bước 4: Đính kèm văn bản:
Định dạng văn bản đính kèm được thực hiện theo Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Một trong các định dạng văn bản này phải sử dụng chữ ký điện tử để xác thực sự toàn vẹn nội dung của văn bản;
Bước 5: Duyệt đăng tải văn bản.
Bên cạnh đó tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định 52/2015/NĐ-CP còn quy định về thời hạn cung cấp văn bản và thời hạn đăng tải văn bản hợp nhất như sau:
Điều 16. Thời hạn cung cấp văn bản
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật; kể từ ngày ký xác thực đối với văn bản hợp nhất, đơn vị giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì soạn thảo văn bản phải gửi bản giấy và bản điện tử văn bản đến đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản.
..
Điều 17. Thời hạn đăng tải văn bản
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này, đơn vị thực hiện việc cập nhật văn bản phải đăng tải văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, các thông tin cơ bản được thể hiện đối với văn bản hợp nhất là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định thông tin cơ bản của văn bản hợp nhất gồm có:
- Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản hợp nhất, cơ quan hợp nhất, họ và tên người ký xác thực, chức danh người ký xác thực, ngày ký xác thực;
- Văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung;
- Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?