Tác phẩm văn học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh tác giả sẽ được nhận bao nhiêu tiền thưởng theo quy định hiện nay?
Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho một tác phẩm văn học cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Theo Điều 4 Nghị định 90/2014/NĐ-CP thì việc xét tặng danh Giải thưởng Hồ Chí Minh cho một tác phẩm văn học cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Việc xét tặng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
(2) Việc tổ chức xét tặng phải bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và công khai.
(3) Một tác phẩm văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được đề nghị xét tặng về một chuyên ngành văn học, nghệ thuật.
(4) Tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật của tác giả đã được tặng “Giải thưởng Nhà nước” thì không được kết hợp với tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật khác để đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”.
Tác phẩm văn học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh tác giả sẽ được nhận bao nhiêu tiền thưởng theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Tác phẩm văn học được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh khi đáp ứng được các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 90/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 133/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật như sau:
Điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
1. Tác giả có tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật được xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt pháp luật Việt Nam.
2. Tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được công bố, sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát và các hình thức khác kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mùng 2 tháng 9 năm 1945. Thời gian công bố tối thiểu là 05 năm đối với “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và 03 năm đối với “Giải thưởng Nhà nước” tính đến thời điểm nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương;
b) Không có tranh chấp về quyền tác giả kể từ thời điểm được công bố.
Từ quy định trên thì tác phẩm văn học được xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã được công bố, sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát và các hình thức khác kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) mùng 2 tháng 9 năm 1945.
- Thời gian công bố tối thiểu là 05 năm đối với “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và 03 năm đối với “Giải thưởng Nhà nước” tính đến thời điểm nộp hồ sơ tại cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý về lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hoặc Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương;
- Không có tranh chấp về quyền tác giả kể từ thời điểm được công bố.
Tác phẩm văn học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh tác giả sẽ được nhận bao nhiêu tiền thưởng?
Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 98/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) về mức tiền thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh như sau:
Mức tiền thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”
1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về khoa học và công nghệ và “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật được cấp Bằng, khung và tiền thưởng 270,0 lần mức lương cơ sở.
2. “Giải thưởng Nhà nước” về khoa học và công nghệ và “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật được cấp Bằng, khung và tiền thưởng 170,0 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, khi tác phẩm văn học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh tác giả sẽ được tiền thưởng là 270 lần mức lương cơ sở.
Với mức lương cơ sở từ ngày 01/07/2023 là 1.800.000 đồng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Do đó, tác giả có tác phẩm văn học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh sẽ nhận được tiền thưởng là 486 triệu đồng.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 72 Nghị định 91/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) quy định về mức tiền thưởng nhận được khi đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh như sau:
Mức tiền thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”
1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về khoa học và công nghệ và “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật được cấp Bằng và tiền thưởng 270,0 lần mức lương cơ sở.
2. “Giải thưởng Nhà nước” về khoa học và công nghệ và “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật được cấp Bằng và tiền thưởng 170,0 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, nếu tác phẩm văn học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh thì tác giả sẽ được nhận cấp Bằng và tiền thưởng 270,0 lần mức lương cơ sở.
Dẫn chiếu đến Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Từ quy định trên mức tiền thưởng nhận được khi đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh là 402.300.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?