Tác phẩm Nhật ký trong tù hiện lưu giữ ở đâu? Nhật ký trong tù được công nhận là bảo vật quốc gia năm nào?
Tác phẩm Nhật ký trong tù hiện lưu giữ ở đâu? Nhật ký trong tù được công nhận là bảo vật quốc gia năm nào?
Căn cứ vào khoản 10 Điều 1 Quyết định 1426/QĐ-TTg năm 2012 công nhận bảo vật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định như sau:
Điều 1. Công nhận bảo vật quốc gia (đợt 1) cho các hiện vật, nhóm hiện vật sau:
1. Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
2. Trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
3. Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
5. Cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
6. Trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
7. Ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
8. Bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê sơ, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
9. Cuốn “Đường Kách mệnh” (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
10. Tác phẩm “Ngục trung nhật ký (Nhật ký trong tù) (tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
11. Bản thảo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (bản viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
12. Bản thảo “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước” (văn bản Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Tiếng nói Việt Nam sáng ngày 17 tháng 7 năm 1966, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh).
...
Theo đó, tác phẩm Nhật ký trong tù (Ngục trung nhật ký) của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012 và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Nhật ký trong tù hiện lưu giữ ở đâu? Nhật ký trong tù được công nhận là bảo vật quốc gia năm nào? (Hình từ Internet)
Nhật ký trong tù được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong giai đoạn nào?
"Ngục trung nhật ký" (Nhật ký trong tù) gồm 134 bài thơ viết bằng chữ Hán, theo thể tứ tuyệt được Hồ Chí Minh viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943 khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi Người sang Quảng Tây, Trung Quốc để liên lạc với lực lượng cách mạng Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 5:
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo quy định trên, các ngày lễ lớn của đất nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
=> Như vậy, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19 5 chính là ngày lễ lớn của đất nước.
Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm 135 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh?
Căn cứ vào Mục III Hướng dẫn 07-HD/BTGDVTW năm 2025 về tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) Tải về nêu rõ các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm 135 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh gồm:
(1) Tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội.
Thành phần tham dự: Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và thành phố Hà Nội.
(2) Biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền.
(3) Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia.
(4) Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng ký niệm.
(5) Xây dựng phim tài liệu "Bác Hồ với đồng bào dân tộc" để tuyên truyền ở vùng đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa bằng nhiều thứ tiếng dân tộc.
(6) Xây dựng phim hoạt hình tuyên truyền cho thiếu nhi.
(7) Tổ chức triển lãm tư liệu, hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(8) Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền ở Trung ương và địa phương bằng nhiều hình thức như: trên báo chí, internet và mạng xã hội; ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền; sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức chính trị - xã hội; các hoạt động cổ động trực quan (triển lãm, văn hóa - văn nghệ, thể thao...) tùy theo điều kiện cụ thể của các địa phương, đơn vị.

.jpg)








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 05/2025/TT-BNV về Quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số mới nhất ra sao?
- Thời gian Tạm giam Hoa hậu về Tội lừa dối khách hàng là bao lâu? Có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù hay không?
- Khởi tố hoa hậu phạm tội lừa dối khách hàng khi nào? Phạm tội lừa dối khách hàng có tổ chức đi tù nhiều nhất mấy năm?
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2025 mới nhất theo Nghị quyết 68 ra sao?
- Nghị định 85: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A mới nhất? Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A?