Tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm là gì? Thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định thì có bị thu hồi không?
Tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm là gì?
Tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm được giải thích tại khoản 18 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thực phẩm.
Tác nhân gây ô nhiễm thực phẩm là gì? (Hình từ Internet)
Thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định thì có bị thu hồi không?
Thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định thì bị thu hồi theo khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
2. Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:
a) Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;
b) Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.
...
Theo đó, thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định thì phải được thu hồi.
Thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định bị thu hồi thì xử lý như thế nào?
Thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định bị thu hồi thì xử lý theo khoản 3 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:
Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
...
3. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
a) Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
b) Chuyển mục đích sử dụng;
c) Tái xuất;
d) Tiêu hủy.
4. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:
a) Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;
d) Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể việc thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Như vậy, thực phẩm xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định thì có thể bị xử lý bằng những hình thức sau:
- Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
- Chuyển mục đích sử dụng;
- Tái xuất;
- Tiêu hủy.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi tiết các chương trình diễn ra vào tối ngày 30 4? Các kênh nào truyền hình trực tiếp lễ diễu binh diễu hành vào ngày 30 tháng 4?
- Lễ diễu binh được tổ chức vào dịp nào? Thời gian diễn ra diễu binh chào mừng lễ 30 4 2025 khi nào?
- Danh sách 28 điểm bắn pháo hoa tầm thấp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước TPHCM?
- Không treo cờ vào lễ 30 4 có bị xử phạt? Cách treo cờ như thế nào đúng theo quy định pháp luật?
- Ngày Giải phóng Miền Nam: Hành vi chống người thi hành công vụ trong Ngày Giải phóng Miền Nam sẽ bị xử lý thế nào?