Tác hại của rượu, bia là gì? Người sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng bị xử lý vi phạm pháp luật như thế nào?
Tác hại của rượu, bia là gì?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
Xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia đối với người sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng?
Xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia đối với người người sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Mức phạt đối với người người sử dụng rượu, bia gây mất trật tự công cộng là bao nhiêu?
Uống rượu, bia gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
+ Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
+ Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
…
Thêm vào đó, tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
…"
Đối chiếu với trường hợp của chị Giang nói trên, anh D thường xuyên uống rượu, bia gây gổ với mọi người xung quanh làm mất trật tự công cộng là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm anh D có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra toàn bộ tang vật sẽ bị tịch thu theo quy định tại khoản 13 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Say rượu bia gây mất trật tự công cộng tuỳ vào hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:
"Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm."
Như vậy, việc anh D thường xuyên uống rượu, bia gây gổ, đánh nhau với những người xung quanh làm mất trật tự công cộng nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 với mức xử phạt lên đến 07 năm tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?