Tắc đường trong vận tải đường sắt có phải là trường hợp bất khả kháng không? Khi có sự cố tắc đường trên đường vận tải đường sắt thì sao?

Tắc đường trong vận tải đường sắt có phải là trường hợp bất khả kháng không? Khi có sự cố tắc đường trên đường vận tải đường sắt thì sao? Giải quyết hành lý ký gửi trong trường hợp này như thế nào? - Câu hỏi của anh Trung Tín đến từ Quảng Ngãi

Tắc đường trong vận tải đường sắt có phải là trường hợp bất khả kháng không?

Căn cứ vào khoản 11 Điều 3 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra do thiên tai, địch họa, dịch bệnh hoặc vì lý do bảo đảm trật tự, an ninh xã hội, tắc đường vận chuyển không do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt, hành khách, người gửi hành lý ký gửi mặc dù doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt, hành khách, người gửi hành lý ký gửi đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Như vậy, tắc đường trong vận tải đường sắt không do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải mặc dù doanh nghiệp kinh doanh vận tải đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì cũng được xem là trường hợp bất khả kháng.

Tắc đường trong vận tải đường sắt có phải là trường hợp bất khả kháng không?

Tắc đường trong vận tải đường sắt có phải là trường hợp bất khả kháng không? (Hình từ Internet)

Khi có sự cố tắc đường trên đường vận tải đường sắt thì sao?

Căn cứ vào Điều 24 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Tàu bị tắc đường
Khi có sự cố gây tắc đường chạy tàu thì giải quyết như sau:
1. Tại ga hành khách lên tàu:
a) Hành khách có quyền từ chối đi tàu và yêu cầu doanh nghiệp trả lại toàn bộ tiền đã được ghi trên vé;
b) Trường hợp hành khách chấp nhận chờ để đi tàu, doanh nghiệp phải bố trí để hành khách được đi tàu sớm nhất.
2. Trên đường vận chuyển:
a) Nếu hành khách muốn trở về ga đi, doanh nghiệp phải bố trí đưa hành khách trở về bằng chuyến tàu đầu tiên và hành khách không phải trả tiền vé. Khi trở về, hành khách có thể xuống một ga dọc đường nếu tàu có đỗ. Doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách trên đoạn đường từ ga hành khách xuống tàu đến ga đến ghi trên vé;
b) Trường hợp hành khách xuống tàu tại ga có đỗ và yêu cầu trả lại tiền vé thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé đối với đoạn đường mà hành khách chưa đi;
c) Trường hợp hành khách chờ đợi ở ga mà tàu phải đỗ lại để chờ đi tiếp, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như: Ăn, uống miễn phí cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi ở ga;
d) Trường hợp doanh nghiệp phải tổ chức chuyển tải, thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách như quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
3. Thời hạn hoàn trả tiền vé không quá 30 ngày, kể từ ngày hành khách xuống tàu.

Như vậy, khi có sự cố gây tắc đường trên đường vận tải đường sắt thì:

- Nếu hành khách muốn trở về ga đi, doanh nghiệp phải bố trí đưa hành khách trở về bằng chuyến tàu đầu tiên và hành khách không phải trả tiền vé. Khi trở về, hành khách có thể xuống một ga dọc đường nếu tàu có đỗ. Doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách trên đoạn đường từ ga hành khách xuống tàu đến ga đến ghi trên vé;

- Trường hợp hành khách xuống tàu tại ga có đỗ và yêu cầu trả lại tiền vé thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé đối với đoạn đường mà hành khách chưa đi;

- Trường hợp hành khách chờ đợi ở ga mà tàu phải đỗ lại để chờ đi tiếp, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu như: Ăn, uống miễn phí cho hành khách trong suốt thời gian chờ đợi ở ga;

- Trường hợp doanh nghiệp phải tổ chức chuyển tải, thì doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách như quy định tại điểm c khoản 2 nêu trên.

Trường hợp ngừng vận chuyển ở ga dọc đường do bị tắc đường vận tải đường sắt thì giải quyết hành lý ký gửi như thế nào?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 28 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Ngừng vận chuyển hành lý ký gửi khi bị tắc đường
1. Ngừng vận chuyển ở ga gửi:
a) Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không thể vận chuyển được, doanh nghiệp trả lại hành lý ký gửi và tiền vận chuyển cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi;
b) Trường hợp do lỗi doanh nghiệp, phải hủy bỏ việc vận chuyển, doanh nghiệp phải trả lại hành lý ký gửi và tất cả tiền vận chuyển, tiền xếp, dỡ và các khoản tiền khác đã thu của hành khách, người gửi hành lý ký gửi.
2. Ngừng vận chuyển ở ga dọc đường:
a) Trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng không thể tiếp tục vận chuyển, hành khách, người gửi hành lý ký gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi tại ga tàu phải dùng hoặc tại ga gửi hoặc tại một ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi. Doanh nghiệp phải hoàn lại tiền vận chuyển đối với đoạn đường từ ga dỡ tới ga đến ghi trên vé;
b) Trường hợp do lỗi của doanh nghiệp mà không thể tiếp tục vận chuyển, hành khách, người gửi hành lý ký gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi, tại ga tàu phải dừng hoặc tại ga gửi hoặc tại một ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi. Việc thanh toán chi phí cho hành khách, người gửi hành lý ký gửi được thực hiện như sau: Nhận tại ga tàu phải dừng thì doanh nghiệp phải hoàn lại tiền vận chuyển trên đoạn đường chưa vận chuyển; nhận tại một ga dọc đường thì đoạn đường quay trở về được miễn tiền vận chuyển và doanh nghiệp phải trả lại tiền vận chuyển tính từ ga dỡ hành lý ký gửi tới ga đến ghi trên vé; nhận tại ga gửi thì đoạn đường quay trở về được miễn tiền vận chuyển, doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vận chuyển và tiền xếp dỡ đã thu.
3. Ở ga gửi, ga dọc đường trường hợp không thể vận chuyển được do trở ngại chạy tàu mà không có yêu cầu của hành khách, người gửi hành lý ký gửi như quy định tại các khoản 1, khoản 2 Điều này thì doanh nghiệp sẽ tiếp tục vận chuyển khi thông đường.

Như vậy, trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng (tắc đường) không thể tiếp tục vận chuyển, hành khách, người gửi hành lý ký gửi có thể yêu cầu nhận lại hành lý ký gửi tại ga tàu phải dùng hoặc tại ga gửi hoặc tại một ga dọc đường quy định có tác nghiệp hành lý ký gửi.

Doanh nghiệp phải hoàn lại tiền vận chuyển đối với đoạn đường từ ga dỡ tới ga đến ghi trên vé.

Kinh doanh vận tải đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có bằng đại học có được kinh doanh vận tải đường sắt không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được vận chuyển thi hài, hài cốt không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt là gì? Nếu kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hại thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có được bồi thường không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có bắt buộc phải lập hóa đơn khi người thuê vận tải giao hàng hóa hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt được ưu đãi lãi suất khi vay từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt đô thị phải có bao nhiêu người quản lý, điều hành doanh nghiệp?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt với người thuê vận tải có quyền thỏa thuận hình thức của hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường sắt không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an về số lượng nhân viên bảo vệ trên tàu đang quản lý không?
Pháp luật
Hành lý ký gửi được vận chuyển đến ga chậm hơn thỏa thuận thì doanh nghiệp vận tải đường sắt quốc gia phải có trách nhiệm làm gì?
Pháp luật
Quy định về vận tải hành lý bằng đường sắt như thế nào? Trường hợp phát hiện hành lý thuộc loại hàng bị cấm vận tải thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đường sắt có những hình thức nào? Trường hợp hành khách bị mất vé thì có lên tàu được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải đường sắt
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
935 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải đường sắt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải đường sắt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào