Tã trẻ em được làm từ vật liệu gì và cấu tạo, ngoại quan của tã có yêu cầu như thế nào để đảm bảo đúng với Tiêu chuẩn?

Xin cho hỏi về tã trẻ em thì tã trẻ em được làm từ vật liệu gì? Cấu tạo, ngoại quan của tã có yêu cầu như thế nào? Về phương pháp thử độ thấm hút của tã trẻ em được tiến hành xác định ra sao? Đóng gói tã, bảo quản tã cần lưu ý những vấn đề gì?

Tã trẻ em được làm từ vật liệu gì và cấu tạo, ngoại quan của tã có yêu cầu như thế nào để đảm bảo đúng với Tiêu chuẩn?

Theo Mục 5.1, Mục 5.2 và Mục 5.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584:2014 về Tã (bỉm) trẻ em có yêu cầu về vật liệu, cấu tạo và ngoại quan đối với tã trẻ em như sau:

"5. Yêu cầu
5.1. Vật liệu
Lớp bề mặt, vách ngăn, lớp ngoài cùng phải được làm từ vải không dệt hoặc vật liệu khác có tính kỵ nước.
Lớp dẫn thấm được làm từ vải không dệt hoặc giấy được làm từ bột giấy không sử dụng chất tăng trắng quang học.
Lớp thấm hút được làm từ xơ sợi xenluylô, có thể bổ sung thêm xơ sợi hóa học. Để tăng độ thấm hút, có thể sử dụng vật liệu siêu thấm trong thành phần lớp thấm hút.
Lớp đáy được làm từ màng polyme (ví dụ màng PE) có khả năng chống thấm tốt.
5.2 Cấu tạo
Cấu tạo của tã tính từ lớp tiếp xúc với da gồm có : lớp bề mặt, lớp dẫn thấm, lớp thấm hút, lớp đáy, lớp ngoài cùng, vách ngăn, chun hông, đai trước bụng, đai dính bụng.
CHÚ THÍCH 1 Tã có thể không có lớp dẫn thấm và lớp ngoài cùng.
Các lớp của tã được gắn chặt với nhau bằng nhiệt hoặc keo nhiệt nóng chảy hoặc phương pháp khác. Đường ép nhiệt hoặc dán giữa các lớp phải chắc chắn, không bị bong, hở.
Lớp ngoài cùng hoặc phần đai dính có thể có hoặc không có các hình in trang trí. Nếu có các hình in thì các hình này không được dây màu khi thử theo Điều 6.9.
Tã có thể ở dạng quần có đai dán hoặc dạng quần hoàn chỉnh.
5.3 Ngoại quan
Tã trẻ em không được có các khuyết tật cơ học như vết thủng, rách, v.v...
Tã trẻ em phải sạch, màu sắc đồng đều, không có vết ố, không có các vật lạ khác. Lớp bề mặt tã không được có các xơ sợi còn bám lại. Tã không được có mùi khó chịu.
Hình dáng tã phải cân đối. Các hình in trên tã (nếu có) phải rõ nét, không được nhòe."

Theo đó, tã trẻ em có yêu cầu về vật liệu như sau: về lớp bề mặt vách ngăn, lớp ngoài cùng phải được làm từ vải không dệt hoặc vật liệu khác có tính kỵ nước. Lớp dẫn thấm được làm từ vải không dệt hoặc giấy được làm từ bột giấy, lớp thấm hút được làm từ xơ sợi xenluylô, có thể bổ sung thêm xơ sợi hóa học. Lớp đáy được làm từ màng polyme (ví dụ màng PE) có khả năng chống thấm tốt.

Một số yêu cầu về cấu tạo và ngoại quan của tã trẻ em đó là cấu tạo của tã tính từ lớp tiếp xúc với da gồm có : lớp bề mặt, lớp dẫn thấm, lớp thấm hút, lớp đáy, lớp ngoài cùng, vách ngăn, chun hông, đai trước bụng, đai dính bụng. Tã trẻ em không được có các khuyết tật cơ học như vết thủng, rách, v.v...Tã không được có mùi khó chịu. Hình dáng tã phải cân đối.

Tã trẻ em

Tã trẻ em (Hình từ Internet)

Phương pháp thử độ thấm hút của tã trẻ em được tiến hành xác định như thế nào?

Về việc xác định độ thấm hút của tã được tiến hành theo quy định tại Mục 6.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584:2014 về Tã (bỉm) trẻ em, cụ thể như sau:

"6.4 Xác định độ thấm hút
6.4.1 Nguyên tắc
Xác định lượng dung dịch NaCl 0,9 % mà tã thấm hút được sau khi ngâm hoàn toàn trong dung dịch này và cho quay ly tâm bằng thiết bị ly tâm trong một khoảng thời gian xác định.
6.4.2 Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và thuốc thử cấp phân tích.
6.4.2.1 Máy quay ly tâm có tốc độ 600 r/min với thể tích tối thiểu là 10 L.
6.4.2.2 Bình chứa có đường kính tối thiểu là 450 mm, thể tích tối thiểu 10 L.
6.4.2.3 Cân phân tích có độ chính xác đến 0,01 g.
6.4.2.4 Bình định mức dung tích 1 000 mL.
6.4.2.5 Túi, làm bằng vải gạc có kích thước tối thiểu (30 x 40) cm, dùng để đựng tã.
6.4.2.6 Natri clorua, cấp phân tích.
6.4.2.7 Nước cất hoặc nước khử ion loại 3 phù hợp với TCVN 4851 (ISO 3696).
6.4.3 Chuẩn bị dung dịch NaCl 0,9 %
Để chuẩn bị được 1 lít dung dịch NaCl 0,9 %, cân chính xác (9,0 ± 0,1) g natri clorua (6.4.2.6) cho vào bình định mức (6.4.2.4), sau đó cho thêm nước (6.4.2.7) đến vạch mức và khuấy kỹ.
6.4.4 Chuẩn bị mẫu thử
Lấy ngẫu nhiên 6 tã từ mẫu nhận được theo 6.1. Nếu tã ở dạng quần thì cắt bỏ chun hông hai bên. Gập đôi tã sao cho lớp bề mặt quay ra phía ngoài.
Lấy 6 túi (6.4.2.5) nhúng vào trong dung dịch NaCl 0,9 % (6.4.3) cho đến khi túi thấm ướt hoàn toàn sau đó dùng tay vắt khô.
6.4.5 Cách tiến hành
Cho 5 L dung dịch NaCl 0,9 % (6.4.3) ở nhiệt độ (23 ± 2) oC vào bình chứa (6.4.2.2).
Từ 6 tã đã chuẩn bị theo 6.4.4, lấy 3 chiếc và cân từng chiếc một chính xác đến 0,01 g, ghi lại khối lượng là M1 sau đó nhúng ngập hoàn toàn cùng một lúc cả ba chiếc trong bình chứa dung dịch NaCl 0,9 %. Để yên trong khoảng (30,0 ± 0,5) min, sau đó cho mỗi tã vào một túi (6.4.2.5) đã được chuẩn bị và xếp đều các túi chứa tã này vào máy quay ly tâm sao cho lớp bề mặt của tã hướng vào thành máy quay ly tâm.
Ly tâm ở tốc độ 600 r/min trong (10 ± 1) min. Sau đó lấy các túi chứa tã ra khỏi máy quay ly tâm, lấy tã ra và ngay lập tức cân từng tã chính xác đến 0,01 g, ghi lại khối lượng là M2.
Thực hiện quy trình tương tự với 3 tã còn lại.
6.4.6 Tính toán kết quả
Độ thấm hút của tã trẻ em, biểu thị bằng gam, được xác định theo công thức sau: Độ thấm hút = M2 – M1
Trong đó:
M1 là khối lượng khô ban đầu của tã, tính bằng gam (g);
M2 là khối lượng của tã sau khi ly tâm, tính bằng gam (g).
Kết quả cuối cùng là giá trị trung bình các kết quả thu được của 6 mẫu thử và được làm tròn đến một chữ số sau dấu phẩy."

Theo đó, trên đây là các bước tiến hành phương pháp thử độ thấm hút của tã trẻ em.

Tã trẻ em được đóng gói như thế nào và việc bảo quản tã đảm bảo những vấn đề gì?

Về bao gói và bảo quản được quy định tại Mục 7.2, Mục 7.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584:2014 về Tã (bỉm) trẻ em có quy định thì:

"7 Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
...
7.2 Bao gói
Tã trẻ em có thể được đóng gói trong túi polyetylen (PE), được dán kín với số lượng nhất định tùy theo loại sản phẩm và kích cỡ. Bao gói tã trẻ em chỉ được mở ra bởi người mua hàng.
Trên bao gói tã trẻ em phải có các thông tin ghi nhãn như qui định trong Điều 7.1.
...
7.4 Bảo quản
Sản phẩm tã trẻ em phải được bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo sạch sẽ, tránh côn trùng gặm nhấm, không gần nguồn nhiệt, tránh bụi và ánh sáng mặt trời trực tiếp."

Như vậy, tã trẻ em có thể được đóng gói trong túi polyetylen (PE), về việc bảo quản tã thì tã trẻ em phải được bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo sạch sẽ, tránh côn trùng gặm nhấm, không gần nguồn nhiệt, tránh bụi và ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Tã trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tã trẻ em được làm từ vật liệu gì và cấu tạo, ngoại quan của tã có yêu cầu như thế nào để đảm bảo đúng với Tiêu chuẩn?
Pháp luật
Tã trẻ em được phân thành mấy loại và yêu cầu về kích thước của tã như thế nào? Trên bao gói của tã trẻ em phải được ghi nhãn bền và rõ ràng với các nội dung gì?
Pháp luật
Trên bao gói của tã trẻ em phải được ghi nhãn bền và rõ ràng với các nội dung gì và quy định vận chuyển, bảo quản sản phẩm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tã trẻ em
3,566 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tã trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: