Sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn có thể gọi theo cách nào khác? Nhiệm vụ của sỹ quan máy là gì?

Cho tôi hỏi sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn có thể gọi theo cách nào khác? Nhiệm vụ của sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn. - Câu hỏi của anh Minh (Quảng Ngãi).

Sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn có thể gọi theo cách nào khác?

Theo quy đinh tại Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định về các chức danh thuyền viên trên tàu biển Việt Nam như sau:

Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.

Theo đó sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam còn có thể gọi khác là máy ba, máy tư.

Sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam

Sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Máy ba trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ thế nào?

Theo Điều 10 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định trên tàu biển Việt Nam máy ba chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng. Máy ba có nhiệm vụ sau đây:

(1) Trực tiếp quản lý và khai thác máy lai máy phát điện, máy nén gió độc lập, máy lọc dầu đốt, máy lọc dầu nhờn, bơm dầu đốt, thiết bị hâm nóng nhiên liệu và thiết bị khác. Trên các tàu máy hơi nước, máy ba phụ trách lò, nồi hơi và các máy móc, thiết bị thuộc lò và nồi hơi; trực tiếp điều hành công việc của thợ lò, nếu trên tàu không bố trí chức danh trưởng lò.

(2) Vận hành và khai thác máy chính, máy móc thiết bị khác hoạt động theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định.

(3) Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, phân phối, điều chỉnh, tính toán nhiên liệu cho tàu.

(4) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với các máy móc, thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã được phê duyệt.

(5) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho máy móc, thiết bị thuộc mình quản lý và tổ chức quản lý, sử dụng vật tư kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành.

(6) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ, tài liệu của máy móc thiết bị do mình phụ trách.

(7) Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo máy trưởng biết việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.

(8) Đảm nhiệm nhiệm vụ của máy tư nếu trên tàu không bố trí chức danh máy tư, trừ nhiệm vụ trực ca do máy trưởng đảm nhiệm.

(9) Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thực tập máy ba.

(10) Đảm nhiệm ca trực từ 00h00 đến 04h00 và 12h00 đến 16h00 trong ngày.

(11) Đảm nhiệm các công việc khác do máy trưởng phân công.

Nhiệm vụ của chức danh máy tư trên tàu biển Việt Nam là gì?

Về nhiệm vụ của chức danh máy tư trên tàu biển Việt Nam được quy định tại Điều 11 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT theo đó máy tư chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng. Máy tư có nhiệm vụ sau đây:

(1) Trực tiếp quản lý và khai thác hệ thống đường ống, hệ thống nước dằn, bơm la canh, bơm thoát nước và các thiết bị phục vụ cho các hệ thống đó; hệ thống thông gió buồng máy, hệ thống nước sinh hoạt và vệ sinh, nồi hơi phụ, máy xuồng cứu sinh, các máy bơm độc lập, hệ thống phát âm hiệu.

(2) Khai thác máy đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy móc, thiết bị theo đúng quy định.

(3) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với máy móc thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã phê duyệt.

(4) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho các máy móc, thiết bị do mình quản lý và tổ chức quản lý, sử dụng các vật tư được cấp theo đúng quy định hiện hành.

(5) Cùng với đại phó kiểm tra hầm hàng, nước dằn, các hệ thống đường ống trước và trong quá trình bốc dỡ hàng.

(6) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý các hồ sơ tài liệu của máy móc thiết bị do mình phụ trách.

(7) Ít nhất 03 giờ trước khi tàu khởi hành phải báo cáo máy trưởng về công việc chuẩn bị của mình cho chuyến đi.

(8) Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thuyền viên thực tập máy tư trên tàu.

(9) Đảm nhiệm ca trực từ 08h00 đến 12h00 và 20h00 đến 24h00 trong ngày.

(10) Đảm nhiệm các công việc khác do máy trưởng phân công.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,662 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào