Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía quy mô từ 3.000 tới 6.000 tấn mía mỗi ngày cao hơn định mức tiêu hao năng lượng từng giai đoạn thì xử lý thế nào?
- Định mức tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có quy mô từ 3.000 tới 6.000 tấn mía mỗi ngày đến hết năm 2030 là bao nhiêu?
- Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía quy mô từ 3.000 tới 6.000 tấn mía mỗi ngày cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng với từng giai đoạn thì xử lý thế nào?
- Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có những giải pháp nào?
Định mức tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có quy mô từ 3.000 tới 6.000 tấn mía mỗi ngày đến hết năm 2030 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định về định mức tiêu hao năng lượng như sau:
Định mức tiêu hao năng lượng
1. Định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp sản xuất đường mía giai đoạn đến hết năm 2025.
2. Định mức tiêu hao năng lượng đối với ngành công nghiệp sản xuất đường mía giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030.
Định mức tiêu hao năng lượng là chỉ số suất tiêu hao năng lượng cần đạt được tương ứng từng giai đoạn theo quy định của Thông tư này theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2019/TT-BCT giải thích.
Theo đó, định mức tiêu hao năng lượng đối với cơ sở sản xuất đường mía quy mô từ 3.000 tới 6.000 tấn mía mỗi ngày giai đoạn đến hết năm 2025 là 23.000 MJ/tấn đường mía.
Định mức tiêu hao năng lượng đối với cơ sở sản xuất đường mía quy mô từ 3.000 tới 6.000 tấn mía mỗi ngày giai đoạn từ năm 2026 đến hết năm 2030 là 18.000 MJ/tấn đường mía.
Cơ sở sản xuất đường mía (Hình từ Internet)
Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía quy mô từ 3.000 tới 6.000 tấn mía mỗi ngày cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng với từng giai đoạn thì xử lý thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định yêu cầu về đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo các giai đoạn như sau:
Yêu cầu về đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng theo các giai đoạn
1. Suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía theo từng giai đoạn không được vượt quá định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Điều 5 của Thông tư này, cụ thể như sau:
a. Trước ngày 01 tháng 01 năm 2026, cơ sở sản xuất đường mía phải đáp ứng định mức tiêu hao năng lượng quy định tại khoản 1, Điều 5 của Thông tư này;
b. Trước ngày 01 tháng 01 năm 2031, cơ sở sản xuất đường mía phải đáp ứng định mức tiêu hao năng lượng quy định tại khoản 2, Điều 5 của Thông tư này.
2. Trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng với từng giai đoạn thì cơ sở sản xuất phải lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
3. Trước ngày 15 tháng 8 hàng năm, các cơ sở sản xuất đường mía có trách nhiệm báo cáo về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 8 năm trước tới 31 tháng 7 năm hiện tại của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này trực tiếp bằng văn bản gửi Sở Công Thương tại địa phương.
Theo đó, trường hợp suất tiêu hao năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía cao hơn định mức tiêu hao năng lượng tương ứng với từng giai đoạn thì cơ sở sản xuất phải lập và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng để đáp ứng các yêu cầu về định mức tiêu hao năng lượng.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có những giải pháp nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 39/2019/TT-BCT quy định về trách nhiệm của Sở Công Thương như sau:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất đường mía
1. Các giải pháp về quản lý bao gồm:
a. Tăng cường quản lý các hoạt động sử dụng năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía;
b. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía.
2. Các giải pháp về kỹ thuật công nghệ bao gồm:
a. Tối ưu hóa quy trình sản xuất;
b. Sử dụng các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng.
3. Khuyến khích các cơ sở sản xuất đường mía áp dụng các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất năng lượng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của cơ sở sản xuất đường mía có các giải pháp về quản lý bao gồm:
- Tăng cường quản lý các hoạt động sử dụng năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía;
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý năng lượng tại các cơ sở sản xuất đường mía.
Bên cạnh đó, các giải pháp về kỹ thuật công nghệ bao gồm:
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất;
- Sử dụng các thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng.
Khuyến khích các cơ sở sản xuất đường mía áp dụng các giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất năng lượng theo quy định trên và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2019/TT-BCT.
Lưu ý, Quy định trên không áp dụng đối với đường hóa học, đường nho, cồn sinh học và các sản phẩm đường khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?