Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố thì công ty chứng khoán có bị đình chỉ hoạt động không?
- Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố thì công ty chứng khoán có bị đình chỉ hoạt động không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố là bao lâu?
- Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố không?
Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố thì công ty chứng khoán có bị đình chỉ hoạt động không?
Theo điểm c khoản 6, điểm b khoản 7, khoản 8 Điều 26 Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động của công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam
...
6. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Lạm dụng, chiếm dụng chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng hoặc tạm giữ chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng theo hình thức lưu ký dưới tên công ty chứng khoán;
b) Cho mượn tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng;
c) Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2, các điểm a, b, d, g khoản 3 và từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Theo đó, công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Đồng thời công ty chứng khoán vi phạm còn bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán từ 06 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm.
Và buộc hoàn trả chứng khoán, tiền thuộc sở hữu của khách hàng trong thời hạn tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm.
Sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố là 02 năm.
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố không?
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 37 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 10 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 05 lần khoản thu trái pháp luật đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này;
c) Phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân có các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực chứng khoán;
d) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán có thời hạn; tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán có thời hạn;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
....
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán với mức phạt tiền tối đa đến 3.000.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 1.500.000.000 đồng đối với cá nhân.
Do công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của khách hàng để cầm cố thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 500.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt công ty chứng khoán này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?