Sự cố tàu bay là gì? Khi tàu bay nước ngoài gặp sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam thì cần xử lý như thế nào?
Sự cố tàu bay là gì?
Căn cứ Điều 104 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về sự cố tàu bay như sau:
Sự cố, tai nạn tàu bay
1. Sự cố tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay làm ảnh hưởng hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay nhưng chưa phải là tai nạn tàu bay.
...
Theo đó, sự cố tàu bay là vụ việc liên quan đến việc khai thác tàu bay làm ảnh hưởng hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn đến việc khai thác bay nhưng chưa tới mức được xem là tai nạn tàu bay.
Sự cố tàu bay là gì? Khi tàu bay nước ngoài gặp sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam thì cần xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi tàu bay nước ngoài gặp sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam thì cần xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 106 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
1. Khi xảy ra sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý thì tuỳ theo tính chất của vụ việc, Bộ Giao thông vận tải thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Khi xảy ra tai nạn tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và thông báo cho quốc gia đăng ký tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay, quốc gia sản xuất tàu bay, quốc gia thiết kế tàu bay và các quốc gia có liên quan khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật này; phối hợp với cơ quan quản lý tàu bay công vụ điều tra tai nạn liên quan đến tàu bay công vụ;
b) Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức điều tra tai nạn tàu bay quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 104 của Luật này.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 105 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về mục đích và thủ tục điều tra sự cố tàu bay như sau:
Mục đích và thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
1. Sự cố, tai nạn tàu bay xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam phải được tiến hành điều tra. Sự cố, tai nạn của tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc tàu bay của người khai thác tàu bay là tổ chức, cá nhân Việt Nam xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được tiến hành điều tra phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nhằm xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn tàu bay và áp dụng các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn trong tương lai.
3. Chính phủ quy định thủ tục điều tra sự cố, tai nạn tàu bay.
Trường hợp tàu bay nước ngoài gặp sự cố tau bay trong lãnh thổ Việt Nam thì Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét tính chất của vụ việc và thực hiện báo cáo theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiến hành điều tra sự cố đối với tàu bay nhằm làm rõ nguyên nhân xảy ra sự cố.
Để giảm thiểu sự cố tàu bay thì Cục hàng không Việt Nam cần thực hiện những gì?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 125/2015/NĐ-CP quy định về Chương trình an toàn đường cất hạ cánh như sau:
Chương trình an toàn đường cất hạ cánh
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì lập kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu sự cố, tai nạn; đảm bảo an toàn và hiệu quả khai thác đường cất hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.
2. Trên cơ sở Chương trình an toàn đường cất hạ cánh do Bộ Giao thông vận tải ban hành, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại từng cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, để giảm thiểu sự cố tàu bay thì Cục hàng không Việt Nam sẽ lập kế hoạch và triển khai Chương trình an toàn đường cất hạ cánh.
Trên cơ sở Chương trình an toàn đường cất hạ cánh do Bộ Giao thông vận tải ban hành, Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại cảng hàng không, sân bay xây dựng và thực hiện Chương trình an toàn đường cất hạ cánh tại từng cảng hàng không, sân bay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?
- Máy điều hòa có phải là hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Thuế suất thuế TTĐB của máy điều hòa là bao nhiêu?
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?