Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho doanh nghiệp nào? Hướng dẫn ghi Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng? Một số lưu ý khi sử dụng Mẫu Sổ theo dõi?
Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho doanh nghiệp nào? Mẫu Sổ theo dõi?
Căn cứ tại mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng - Mẫu số S61-DN Phụ lục số 4 được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì:
Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp và ghi sổ kế toán "Đơn".
Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng?
Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng là Mẫu số S61-DN Phụ lục số 4 được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng.
Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho doanh nghiệp nào? Mẫu Sổ theo dõi? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn ghi Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng?
Sổ này được mở hàng tháng, được ghi chép theo từng Hóa đơn giá trị gia tăng (Mỗi hóa đơn ghi 01 dòng). Riêng thuế giá trị gia tăng phải nộp có thể không ghi theo từng Hóa đơn, 1 tháng có thể ghi 1 lần vào thời điểm cuối tháng.
- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ (Hoá đơn giá trị gia tăng, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng).
- Cột C: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột 1: Ghi số tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp trong kỳ theo từng chứng từ.
- Cột 2: Ghi số tiền thuế giá trị gia tăng còn phải nộp đầu kỳ, số tiền thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ theo từng chứng từ, số tiền thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối kỳ.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp trong kỳ và tính ra số thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối kỳ. Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi họ tên.
Một số lưu ý khi sử dụng Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ tại Điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC về sổ kế toán:
Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật kế toán.
2. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
3. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Theo đó:
- Doanh nghiệp được tự xây dựng Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.
- Trường hợp không tự xây dựng Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp có thể áp dụng mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng - Mẫu số S61-DN Phụ lục số 4 được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
- Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?