Sổ theo dõi khen thưởng và xử lý vi phạm của Liên đoàn luật sư Việt Nam hiện nay đang sử dụng là mẫu nào?
- Sổ theo dõi khen thưởng và xử lý vi phạm của Liên đoàn luật sư Việt Nam hiện nay đang sử dụng là mẫu nào?
- Bộ Tư pháp có quyền kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư hay không?
- Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam hay không?
Sổ theo dõi khen thưởng và xử lý vi phạm của Liên đoàn luật sư Việt Nam hiện nay đang sử dụng là mẫu nào?
Mẫu sổ theo dõi khen thưởng và xử lý vi phạm của Liên đoàn luật sư Việt Nam hiện nay đang sử dụng theo mẫu TP-LS-39 ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BTP sau:
Tải về Mẫu sổ theo dõi khen thưởng và xử lý vi phạm của Liên đoàn luật sư Việt Nam hiện nay.
Sổ theo dõi khen thưởng và xử lý vi phạm của Liên đoàn luật sư Việt Nam hiện nay đang sử dụng là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có quyền kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với các luật sư và tổ chức hành nghề luật sư hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) về trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư thì Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược phát triển nghề luật sư, ban hành chính sách hỗ trợ cho Đoàn luật sư các tỉnh đặc biệt khó khăn và các chính sách khác hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
- Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về luật sư;
- Cấp phép thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư; quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư; quy định chế độ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; phối hợp với Bộ Tài chính quy định học phí đào tạo nghề luật sư; quản lý, tổ chức việc bồi dưỡng, đào tạo nghề luật sư;
- Cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Cấp, thu hồi, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài;
- Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
- Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư;
- Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về luật sư;
- Đình chỉ việc kiểm tra, hủy bỏ kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư khi phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam trái với quy định của Luật này;
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, Bộ tư pháp có quyền kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 87 Luật Luật sư 2006 (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:
Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đối với việc Đoàn luật sư không đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, từ chối việc gia nhập Đoàn luật sư, cá nhân có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
3. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Như vậy, cá nhân tổ chức hoàn toàn có quyền khiếu nại các quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình và Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?