Số lượng tối đa cổ phần mà nhà đầu tư trong nước được phép mua của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi là bao nhiêu?
- Số lượng tối đa cổ phần mà nhà đầu tư trong nước được phép mua của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi là bao nhiêu?
- Nhà đầu tư trong nước bắt buộc phải mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bằng đồng Việt Nam đúng không?
- Nhà đầu tư trong nước đáp ứng đủ các điều kiện gì thì được xem là nhà đầu tư chiến lược?
Số lượng tối đa cổ phần mà nhà đầu tư trong nước được phép mua của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 150/2020/NĐ-CP về đối tượng và điều kiện mua cổ phần như sau:
Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
1. Nhà đầu tư trong nước
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam, thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam;
b) Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài
a) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
b) Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
...
Theo quy định, nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam, thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Theo đó, nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi.
Số lượng tối đa cổ phần mà nhà đầu tư trong nước được phép mua của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi là bao nhiêu? (Hình từ Internet).
Nhà đầu tư trong nước bắt buộc phải mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bằng đồng Việt Nam đúng không?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 150/2020/NĐ-CP về đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu như sau:
Đồng tiền thanh toán và phương thức bán cổ phần lần đầu
1. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bằng đồng Việt Nam.
2. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Đấu giá công khai
- Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài;
- Việc tổ chức đấu giá công khai thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 39 có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại các công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (trừ trường hợp quy định về bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này);
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, các nhà đầu tư trong nước bắt buộc phải mua cổ phần của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bằng đồng Việt Nam.
Cũng theo quy định này, việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức sau:
- Đấu giá công khai;
- Phương thức bảo lãnh phát hành;
- Phương thức thỏa thuận trực tiếp.
Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định 150/2020/NĐ-CP quyết định phương thức bán cổ phần cho phù hợp.
Nhà đầu tư trong nước đáp ứng đủ các điều kiện gì thì được xem là nhà đầu tư chiến lược?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 150/2020/NĐ-CP thì nhà đầu tư trong nước đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được xem là nhà đầu tư chiến lược:
- Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
- Có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;
- Có ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực cung ứng dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi;
- Có cam kết bằng văn bản đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi bao gồm các nội dung sau:
+ Không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014 (đã được sửa đổi bởi Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020) và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
+ Có phương án hỗ trợ doanh nghiệp được chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp.
+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường tổn thất theo thiệt hại thực tế và Nhà nước có quyền quyết định đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược đã mua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?