Số lượng nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài là bao nhiêu?
- Số lượng nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình yêu cầu những giấy tờ gì của nhân viên nghiệp vụ?
- Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình được quy định ra sao?
Số lượng nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
1. Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.
2. Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn sau:
a) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
b) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
c) Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.
3. Phải bảo đảm người lao động đã có kinh nghiệm làm giúp việc gia đình ở nước ngoài hoặc có kiến thức làm giúp việc gia đình và trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chiếu theo quy định này, số lượng nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài được quy định như sau:
- Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động tìm kiếm, phát triển thị trường lao động ngoài nước có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
- Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thường trực ở nước ngoài để thực hiện hoạt động quản lý người lao động, có năng lực ngoại ngữ phù hợp với nước tiếp nhận lao động và ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận;
- Có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động giáo dục định hướng có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước tiếp nhận.
Giúp việc gia đình (hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình yêu cầu những giấy tờ gì của nhân viên nghiệp vụ?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ; 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc) của nhân viên nghiệp vụ quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này.
Theo đó, hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình yêu cầu những giấy tờ gì của nhân viên nghiệp vụ:
- Văn bản đề nghị theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP. Tải về
- 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ;
- 01 bản sao giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc).
Thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận để doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm giúp việc gia đình ở nước ngoài. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?