Số lượng dụng cụ chữa cháy thô sơ trang bị tại kho hàng hóa vật liệu dễ cháy được quy định như thế nào?
Dụng cụ chữa cháy thô sơ là gì? Dụng cụ chữa cháy thô sơ bao gồm những loại dụng cụ nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định về dụng cụ chữa cháy thô sơ như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Phương tiện phòng cháy chữa cháy
Gồm các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
3.2
Hệ thống họng nước chữa cháy cho nhà và công trình
Hệ thống cấp nước đến các họng nước chữa cháy được lắp đặt sẵn cho nhà và công trình đảm bảo lưu lượng và cột áp dùng trong chữa cháy.
3.3
Họng nước chữa cháy
Tổng hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lắp đặt sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy.
3.4
Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà
Hệ thống các thiết bị chuyên dùng được lắp đặt sẵn ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác chữa cháy.
3.5
Bình chữa cháy tự động
Bình chữa cháy hoạt động theo nguyên lý tự động được treo hoặc đặt trong khu vực cần bảo vệ.
3.6
Bình chữa cháy có bánh xe (xe đẩy chữa cháy - theo TCVN 7027:2002)
Bình chữa cháy có khối lượng lớn hơn 25 kg nhưng không quá 450 kg được thiết kế đặt trên các bánh xe để một người có thể di chuyển và thao tác vận hành chữa cháy.
3.7
Khoảng cách di chuyển bình chữa cháy
Khoảng cách di chuyển thực tế lớn nhất từ vị trí để bình chữa cháy đến vị trí cần bảo vệ.
3.8
Dụng cụ chữa cháy thô sơ
Các dụng cụ, vật liệu thông thường được sử dụng chuyên dùng trong công tác chữa cháy
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định về các loại dụng cụ chữa cháy thô sơ như sau:
Qui định chung
...
4.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:
- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;
- Hệ thống báo cháy tự động;
- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;
- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;
- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;
- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;
- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;
- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;
- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...
- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí
...
Theo đó, dụng cụ chữa cháy thô sơ là các dụng cụ, vật liệu thông thường được sử dụng chuyên dùng trong công tác chữa cháy, bao gồm các loại dụng cụ như: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay...
Số lượng dụng cụ chữa cháy thô sơ trang bị tại kho hàng hóa vật liệu dễ cháy được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Số lượng dụng cụ chữa cháy thô sơ trang bị tại kho hàng hóa vật liệu dễ cháy được quy định như thế nào?
Theo Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định về số lượng dụng cụ chữa cháy thô sơ cần trang bị như sau
Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ chữa cháy thô sơ
11.1 Trang bị, bố trí dụng cụ chữa cháy thô sơ
11.1.1 Dụng cụ chữa cháy thô sơ được trang bị cho các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, chợ, kho hàng hoá, cơ sở sản xuất và nhà ở gia đình.
11.1.2 Trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ cho kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cửa hàng xăng dầu, các công trình xăng dầu được quy định tại TCVN 5307, TCVN 4530, TCVN 5684.
11.1.3 Trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ cho nhà kho, cửa hàng, nhà sản xuất được quy định tại Bảng 7.
Bảng 7
....
Như vậy, số lượng dụng cụ chữa cháy thô sơ trang bị tại kho hàng hóa vật liệu dễ cháy được quy định như sau:
(1) Thùng cát,m3 : 1/350m2 sàn;
(2) Xẻng, chiếc: 2/350m2 sàn;
(3) Chăn sợi 1x2(m), chiếc: 1/350m2 sàn;
(4) Phuy, bể nước 200lít, chiếc: 1/350m2 sàn;
(5) Xô múc nước, chiếc: 2/350m2 sàn.
Dụng cụ chữa cháy thô sơ cần được bố trí như thế nào tại kho hàng hóa có vật liệu dễ cháy?
Theo Mục 11 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009 về phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng quy định về việc bố trí dụng cụ chữa cháy thô sơ như sau:
Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ chữa cháy thô sơ
...
11.1.4 Đối với các cơ sở khác, việc trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ sẽ tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của từng cơ sở.
11.1.5 Phương tiện chữa cháy thô sơ được bố trí ở từng khu vực phù hợp với yêu cầu sử dụng để chữa cháy. Mỗi dụng cụ đựng nước chữa cháy kèm theo ít nhất 2 xô (hoặc thùng) múc nước. Mỗi dụng cụ đựng cát kèm theo ít nhất 2 xẻng xúc.
Các phương tiện chứa nước, đựng cát chữa cháy được che đậy, không để vật bẩn rơi vào.
11.1.6 Để dễ nhận biết trong việc sử dụng, các phương tiện chữa cháy thô sơ: câu liêm, bùi nhùi, thang tre, xẻng, xô hoặc thùng múc nước, phuy đựng nước, thùng đựng cát, bơm tay cần được sơn đỏ.
11.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thô sơ
11.2.1 Phương tiện chữa cháy thô sơ được định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất 6 tháng một lần.
11.2.2 Dụng cụ dùng để chứa nước và đựng cát chữa cháy đảm bảo luôn luôn đầy nước và cát hoặc không ít hơn 4/5 thể tích chứa. Cát được bảo quản luôn khô, không lẫn vật bẩn. Nếu thấy lượng nước, cát không đúng quy định phải bổ sung thêm. Thay cát mới, nước mới nếu thấy không đảm bảo để chữa cháy.
Theo đó, dụng cụ chữa cháy thô sơ được bố trí ở từng khu vực phù hợp với yêu cầu sử dụng để chữa cháy.
Mỗi dụng cụ đựng nước chữa cháy kèm theo ít nhất 2 xô (hoặc thùng) múc nước. Mỗi dụng cụ đựng cát kèm theo ít nhất 2 xẻng xúc.
Các phương tiện chứa nước, đựng cát chữa cháy được che đậy, không để vật bẩn rơi vào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?