Số liệu thống kê ước tính là gì? Các mức độ của số liệu thống kê được công bố thông tin thống kê nhà nước có bao gồm số liệu thống kê ước tính không?
Số liệu thống kê ước tính là gì?
Số liệu thống kê ước tính được giải thích tại khoản 17 Điều 3 Luật Thống kê 2015 như sau:
Số liệu thống kê ước tính là số liệu thống kê dự tính trước toàn bộ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, được tổng hợp từ số liệu của kỳ đã diễn ra, cập nhật theo thực tế và số liệu của kỳ sẽ diễn ra, sử dụng phương pháp chuyên môn để dự tính.
Theo đó, số liệu thống kê ước tính là số liệu thống kê dự tính trước toàn bộ kết quả của hiện tượng kinh tế - xã hội còn đang tiếp diễn, được tổng hợp từ số liệu của kỳ đã diễn ra, cập nhật theo thực tế và số liệu của kỳ sẽ diễn ra, sử dụng phương pháp chuyên môn để dự tính.
Số liệu thống kê ước tính là gì? (Hình từ Internet)
Các mức độ của số liệu thống kê được công bố thông tin thống kê nhà nước có bao gồm số liệu thống kê ước tính không?
Các mức độ của số liệu thống kê được công bố thông tin thống kê nhà nước có bao gồm số liệu thống kê ước tính không, thì thì theo khoản 1 Điều 48 Luật Thống kê 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê 2021 như sau:
Công bố thông tin thống kê nhà nước
1. Các mức độ của số liệu thống kê được công bố gồm:
a) Số liệu thống kê ước tính;
b) Số liệu thống kê sơ bộ;
c) Số liệu thống kê chính thức.
2. Thẩm quyền công bố thông tin thống kê được quy định như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan thống kê trung ương công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước công bố thông tin thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách, trừ các thông tin thống kê quy định tại điểm a khoản này;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố thông tin thống kê từ kết quả điều tra thống kê quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 của Luật này;
d) Người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia phải thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ với cơ quan thống kê trung ương trước khi công bố.
3. Người có thẩm quyền công bố thông tin thống kê chịu trách nhiệm về thông tin đã công bố.
Các mức độ của số liệu thống kê được công bố gồm:
- Số liệu thống kê ước tính;
- Số liệu thống kê sơ bộ;
- Số liệu thống kê chính thức.
Như vậy, các mức độ của số liệu thống kê được công bố thông tin thống kê nhà nước có bao gồm số liệu thống kê ước tính.
Thời hạn thẩm định số liệu thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đối với số liệu thống kê ước tính là bao nhiêu ngày?
Thời hạn thẩm định số liệu thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đối với số liệu thống kê ước tính là bao nhiêu ngày, thì điểm a khoản 3 Điều 47 Luật Thống kê 2015 quy định như sau:
Thẩm định số liệu thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
1. Hồ sơ thẩm định gồm văn bản đề nghị thẩm định, dự thảo số liệu thống kê, giải trình phạm vi, phương pháp tính và nguồn số liệu thu thập, tổng hợp.
2. Nội dung thẩm định gồm phạm vi, phương pháp tính và nguồn số liệu của chỉ tiêu.
3. Thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định được quy định như sau:
a) 03 ngày làm việc đối với số liệu thống kê ước tính;
b) 07 ngày làm việc đối với số liệu thống kê sơ bộ;
c) 20 ngày đối với số liệu thống kê chính thức.
4. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương, bộ, ngành có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu, giải trình bằng văn bản và chỉnh lý số liệu thống kê do bộ, ngành thu thập, tổng hợp. Trường hợp bộ, ngành không tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan thống kê trung ương thì cơ quan thống kê trung ương tự quyết định và chịu trách nhiệm.
Theo đó, thời hạn thẩm định kể từ ngày cơ quan thống kê trung ương nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định được quy định như sau:
- 03 ngày làm việc đối với số liệu thống kê ước tính;
- 07 ngày làm việc đối với số liệu thống kê sơ bộ;
- 20 ngày đối với số liệu thống kê chính thức.
Như vậy, thời hạn thẩm định số liệu thống kê của bộ, ngành trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia đối với số liệu thống kê ước tính là 03 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?