Sơ kết phong trào thi đua để xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân được tổ chức vào thời điểm nào?
Tập thể nào có thể được xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân?
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về đối tượng xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân cụ thể như sau:
Đối tượng xét tặng danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân: Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân, công nhân công an, lao động hợp đồng trong Công an nhân dân.
2. Đối với tập thể
a) Bộ Tư lệnh, cục và đơn vị tương đương; học viện, trường Công an nhân dân; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh);
b) Phòng, khoa, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và đơn vị tương đương; Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc cục; doanh nghiệp Công an nhân dân (sau đây gọi chung là đơn vị cơ sở);
c) Công an phường, thị trấn; Công an xã đã bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã; đồn Công an, phân trại giam, phân khu cơ sở giáo dục bắt buộc, tiểu đoàn, đại đội trực thuộc đơn vị cơ sở, ban, đội và đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là đơn vị trực thuộc cơ sở).
3. Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn thực hiện việc xét tặng danh hiệu thi đua theo quy định của cơ quan trung ương của các tổ chức này.
Có thể thấy, ngoài những tập thể được liệt kê tại khoản 2 Điều này, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn cũng được thực hiện việc xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân theo quy định của cơ quan trung ương của các tổ chức này.
Đơn vị thành lập tối đa bao lâu thì đủ điều kiện xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về vấn đề xét tặng danh hiệu thi đua như sau:
Xét tặng danh hiệu thi đua
1. Chỉ xét tặng các danh hiệu thi đua quy định tại Thông tư này cho các tập thể, cá nhân có tham gia thi đua và có thành tích khi tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” hằng năm.
2. Việc xét tặng danh hiệu thi đua được thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn, tỷ lệ quy định.
3. Không xét tặng danh hiệu thi đua đối với các trường hợp sau:
a) Tập thể, cá nhân không đăng ký thi đua;
b) Đơn vị mới thành lập tính đến thời điểm tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” chưa đủ 10 tháng hoạt động;
c) Cá nhân công tác liên tục chưa đủ 10 tháng trong năm, trừ trường hợp đặc thù quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
4. Khi tính số lượng tập thể, cá nhân để xét tặng danh hiệu thi đua theo tỷ lệ phần trăm (%) quy định tại Thông tư này, trường hợp là số thập phân thì làm tròn như sau:
a) Nếu chữ số thứ nhất thuộc phần thập phân từ 5 trở lên thì cộng thêm 1 vào phần nguyên. Ví dụ: 50% của 5 là 2,5 thì làm tròn thành 3;
b) Nếu chữ số thứ nhất thuộc phần thập phân nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên phần nguyên. Ví dụ: 40% của 3 là 1,2 thì làm tròn thành 1.
Theo đó, một trong những trường hợp không được xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân là đơn vị mới thành lập tính đến thời điểm tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” chưa đủ 10 tháng hoạt động.
Do đó, đơn vị muốn được xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân cần đảm bảo có thời gian hoạt động tối thiểu là 10 tháng và đáp ứng được các điều kiện tương ứng luật định.
Sơ kết phong trào thi đua để xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân được tổ chức vào thời điểm nào?
Sơ kết phong trào thi đua để xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân được tổ chức vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 5 Điều 6 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định liên quan đến sơ kết phong trào thi đua trong Công an nhân dân như sau:
Tổ chức phong trào thi đua trong Công an nhân dân
...
5. Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua
a) Sơ kết phong trào thi đua được tổ chức định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc theo từng đợt thi đua, thực hiện việc sơ kết bảo đảm nghiêm túc, sâu sắc, khách quan, toàn diện;
b) Tổng kết, đánh giá kết quả thi đua hằng năm bảo đảm nghiêm túc, sâu sắc, khách quan, toàn diện, làm rõ những kết quả đạt được, những mô hình, cách làm hiệu quả, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; việc kiểm tra, chấm điểm, bình xét, suy tôn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua phải bảo đảm khách quan, chính xác.
c) Khi tiến hành sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, Công an các đơn vị, địa phương lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Như vậy, khâu sơ kết phong trào thi đua để xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân được tổ chức định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc theo từng đợt thi đua, thực hiện việc sơ kết bảo đảm nghiêm túc, sâu sắc, khách quan, toàn diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?