Sổ kế toán thuế nội địa dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế phản ánh những thông tin gì?
Sổ kế toán thuế nội địa dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế phản ánh những thông tin gì?
Sổ kế toán thuế nội địa dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế được quy định tại khoản 4 Điều 25 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:
Sổ kế toán thuế
...
3. Thông tin trên sổ kế toán thuế phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực, liên tục và có hệ thống toàn bộ hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế. Bộ phận kế toán thuế của cơ quan thuế không được để ngoài sổ kế toán thuế số tiền mà cơ quan thuế phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ.
4. Sổ kế toán thuế dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế phản ánh thông tin của kế toán thuế được tạo lập và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử trên cơ sở dữ liệu kế toán thuế, được thiết lập theo quy trình chuẩn của Hệ thống ứng dụng quản lý thuế, lưu trữ toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh theo từng nội dung nghiệp vụ và theo trình tự thời gian có liên quan đến kế toán thuế. Sổ kế toán thuế dưới dạng dữ liệu điện tử có thể được in ra bản giấy để sử dụng theo yêu cầu của công tác kế toán thuế.
5. Cơ sở dữ liệu kế toán thuế phải được ghi nhận và lưu giữ phù hợp với yêu cầu của Luật Kế toán, Luật giao dịch điện tử, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, sổ kế toán thuế nội địa dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế phản ánh thông tin của kế toán thuế được tạo lập và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử trên cơ sở dữ liệu kế toán thuế.
Những thông tin này được thiết lập theo quy trình chuẩn của Hệ thống ứng dụng quản lý thuế, lưu trữ toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế phát sinh theo từng nội dung nghiệp vụ và theo trình tự thời gian có liên quan đến kế toán thuế.
Sổ kế toán thuế dưới dạng dữ liệu điện tử có thể được in ra bản giấy để sử dụng theo yêu cầu của công tác kế toán thuế.
Sổ kế toán thuế nội địa dưới dạng dữ liệu trong Phân hệ kế toán thuế phản ánh những thông tin gì? (Hình từ Internet)
Sổ kế toán thuế nội địa phải mở vào thời điểm nào?
Thời điểm mở sổ kế toán thuế được quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:
Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuế
1. Sổ kế toán thuế phải mở vào đầu kỳ kế toán thuế; đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập, sổ kế toán thuế phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán thuế phải căn cứ vào dữ liệu thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế để ghi sổ kế toán thuế. Việc ghi sổ kế toán thuế phải kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của từng sổ kế toán thuế. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán thuế phải chính xác, trung thực, đúng với dữ liệu thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ.
3. Sổ kế toán thuế được ghi theo trình tự thời gian thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế. Nghiêm cấm ghi sổ kế toán thuế đối với mọi thông tin không qua thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế hoặc chứng từ kế toán thuế. Công chức thuế có trách nhiệm liên quan đến việc cập nhật số liệu vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cập nhật, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lý thuế.
...
Như vậy, theo quy định, sổ kế toán thuế nội địa phải mở vào đầu kỳ kế toán thuế.
Đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập, sổ kế toán thuế phải mở từ ngày thành lập.
Trường hợp phát hiện có sai sót trong kỳ kế toán chưa khóa sổ kế toán thì làm thế nào?
Trường hợp phát hiện có sai sót trong kỳ kế toán được quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 111/2021/TT-BTC như sau:
Sửa chữa sổ kế toán thuế
1. Trường hợp khi phát hiện sai, sót về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong kỳ kế toán chưa khóa sổ thì bộ phận kế toán thuế phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh sai, sót tùy theo nguyên nhân sai, sót.
2. Trường hợp phát hiện sai, sót về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ của kỳ kế toán của năm trước thì bộ phận kế toán thuế phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế thực hiện điều chỉnh vào sổ kế toán thuế của năm trước tùy theo nguyên nhân sai, sót trước thời điểm đóng kỳ kế toán thuế theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Trường hợp phát hiện sai, sót về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ sau thời điểm đóng kỳ kế toán thuế đến trước khi báo cáo kế toán thuế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì việc điều chỉnh sổ kế toán thuế thực hiện như sau:
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp khi phát hiện sai, sót về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ trong kỳ kế toán chưa khóa sổ kế toán thì bộ phận kế toán thuế phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ thực hiện điều chỉnh sai, sót tùy theo nguyên nhân sai, sót.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?