Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan nào lập và lưu giữ theo quy định pháp luật?
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 98 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp như sau:
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
1. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổi và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật này.
2. Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, nội dung chủ yếu của văn bằng bảo hộ, quyết định sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
3. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp lập và lưu giữ.
Như vậy, theo quy định thì Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổi và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan nào lập và lưu giữ theo quy định pháp luật?
Căn cứ khoản 3 Điều 98 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp như sau:
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
1. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp là tài liệu ghi nhận việc xác lập, thay đổi và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật này.
2. Quyết định cấp văn bằng bảo hộ, nội dung chủ yếu của văn bằng bảo hộ, quyết định sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyết định đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.
3. Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp lập và lưu giữ.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
...
Như vậy, theo quy định thì Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp lập và lưu giữ.
Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp có được xem là chứng cứ để chứng minh chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự như sau:
Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
...
2. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
3. Nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ thì Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp được xem là một trong những căn cứ để chứng minh tư cách chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?