Sinh viên tốt nghiệp bằng Cử nhân Luật có được làm Quản tài viên hay không theo quy định hiện hành?
Sinh viên tốt nghiệp bằng Cử nhân Luật có được làm Quản tài viên hay không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 12 Luật Phá sản 2014 quy định về điều kiện hành nghề Quản tài viên như sau:
Điều kiện hành nghề Quản tài viên
1. Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Luật sư;
b) Kiểm toán viên;
c) Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
2. Điều kiện được hành nghề Quản tài viên:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên và việc quản lý nhà nước đối với Quản tài viên.
Như vậy, sinh viên tốt nghiệp bằng Cử nhân Luật - người có trình độ Cử nhân Luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và phải có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Ngoài ra, Luật sư, kiểm toán viên cũng là đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Tuy nhiên, để hành nghề Quản tài viên thì cần đáp ứng các điều kiện hành nghề Quản tài viên như sau:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
+ Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.
Quản tài viên - Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp đại học bằng Cử nhân Luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có được hành nghề Quản tài viên - hành nghề quản lý, thanh lý tài sản hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên như sau:
Cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên
...
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:
a) Không đủ điều kiện hành nghề Quản tài viên theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều 12 của Luật Phá sản;
b) Các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản.
Trên cơ sở dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 14 Luật Phá sản 2014 quy định về cá nhân không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Cá nhân không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
1. Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Đồng thời dẫn chiếu đến điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định về công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
...
2. Ở cấp huyện:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;
c) Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
Như vậy, Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện - công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện là công chức thuộc trường hợp không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản tại khoản 1 Điều 14 Luật Phá sản 2014, do đó sẽ không được hành nghề Quản tài viên - hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
Quản tài viên có cần phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi hành nghề hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề như sau:
Nghĩa vụ của Quản tài viên trong hoạt động hành nghề
1. Tuân thủ nguyên tắc hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định tại Điều 2 của Nghị định này.
2. Chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
3. Ký báo cáo, văn bản về kết quả thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân.
5. Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hành nghề về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Phá sản và pháp luật có liên quan.
Như vậy, trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?