Sinh viên sư phạm không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt có bị khởi kiện không?
- Sinh viên sư phạm bị nhà trường kỷ luật thì có phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt không?
- Sinh viên sư phạm không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt có bị khởi kiện không?
- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt là bao lâu?
Sinh viên sư phạm bị nhà trường kỷ luật thì có phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt không?
Trường hợp phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 116/2020/NĐ-CP như sau:
Bồi hoàn kinh phí hỗ trợ
1. Đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
a) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 02 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp;
b) Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định:
Thu hồi chi phí bồi hoàn
1. Hằng năm, căn cứ vào kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên sư phạm, cơ sở đào tạo giáo viên thông báo danh sách sinh viên thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định này cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
...
Theo đó, trường hợp sinh viên sư phạm bị nhà trường kỷ luật bằng hình thức buộc thôi học thì phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp anh chia sẻ, nếu con anh bị nhà trường kỷ luật theo hình thức buộc thôi học thì phải bồi hoàn kinh phí là tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được hỗ trợ.
Trong trường hợp này nhà trường sẽ gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo thu hồi kinh phí đã hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gia đình biết.
Sinh viên sư phạm bị nhà trường kỷ luật thì có phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt không? (Hình từ Internet)
Sinh viên sư phạm không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt có bị khởi kiện không?
Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ được quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP như sau:
Thu hồi chi phí bồi hoàn
...
4. Sinh viên sư phạm phải bồi hoàn kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này, nếu thuộc đối tượng chính sách, khó khăn thì căn cứ vào điều kiện cụ thể, đặc thù của sinh viên sư phạm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phương thức thu hồi, chính sách miễn, giảm hoặc xóa kinh phí bồi hoàn.
5. Số tiền thu hồi từ chi phí bồi hoàn của sinh viên sư phạm được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.
6. Sinh viên sư phạm hoặc gia đình không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.
Như vậy, trường hợp sinh viên sư phạm thuộc đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt mà không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt là bao lâu?
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 116/2020/NĐ-CP như sau:
Thu hồi chi phí bồi hoàn
...
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sinh viên hoặc gia đình phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan thu hồi kinh phí bồi hoàn để làm thủ tục bồi hoàn.
Thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt tối đa là 4 năm, kể từ khi sinh viên sư phạm nhận được thông báo bồi hoàn kinh phí.
Trường hợp sinh viên hoặc gia đình chậm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn quá thời hạn quy định thì phải chịu lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định đối với khoản tiền chậm bồi hoàn.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không quy định lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn thì phải chịu lãi suất áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?