Sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để nghiên cứu học tập thì có phải trả tiền bản quyền không?
- Sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để nghiên cứu học tập thì có phải trả tiền bản quyền không?
- Sinh viên không được photo tài liệu từ những tác phẩm nào để nghiên cứu học tập?
- Sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để bán cho người khác khi chưa có sự đồng ý của tác giả thì bị xử phạt hành chính thế nào?
Sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để nghiên cứu học tập thì có phải trả tiền bản quyền không?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
...
Theo quy định thì sách giáo khoa, giáo trình là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Do đó, tổ chức, cá nhân khi sử dụng sách giáo khoa, giáo trình không đúng quy định có thể được xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Tuy nhiên, việc các bạn sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình chỉ nhằm mục đích đơn thuần để nghiên cứu học tập, không nhằm mục đích thương mại thì không được xem là xâm phạm quyền tác giả.
Và không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của sách giáo khoa, giáo trình mà mình đã photo.
Lưu ý: Việc photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để nghiên cứu học tập không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để nghiên cứu học tập thì có phải trả tiền bản quyền không? (Hình từ Internet)
Sinh viên không được photo tài liệu từ những tác phẩm nào để nghiên cứu học tập?
Những tác phẩm sinh viên không được photo tài liệu được quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 và khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) như sau:
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
...
2. Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
3. Việc sao chép quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính; việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định, sinh viên không được photo tài liệu để nghiên cứu học tập từ những tác phẩm sau đây:
- Tác phẩm kiến trúc, tác phẩm mỹ thuật, chương trình máy tính;
- Việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.
Sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để bán cho người khác khi chưa có sự đồng ý của tác giả thì bị xử phạt hành chính thế nào?
Hình thức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm được quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP) như sau:
Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định:
Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp sinh viên photo tài liệu từ sách giáo khoa, giáo trình để bán cho người khác khi chưa có sự đồng ý của tác giả có thể bị xử phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
Đồng thời, phải tiêu hủy toàn bộ những tài liệu đã photo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?