Sĩ tử là gì? Để được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT thì sĩ tử cần đáp ứng những điều kiện nào theo quy định của pháp luật?
Sĩ tử là gì?
Theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 và Luật giáo dục đại học 2012 thì không có bất kỳ quy định nào về cụm từ "Sĩ tử".
Có thể hiểu "Sĩ tử" là một danh từ dùng để chỉ các môn sinh tham gia các kỳ thi quan trọng trong lịch sử trước đây.
Tuy nhiên ngày nay đã không còn nhiều người dùng dùng từ sĩ tử nữa, các môn sinh ngày trước sẽ được gọi với danh từ mới là "Học sinh", "Thí sinh".
Hiện tại dù không được sử dụng rộng rãi như trước kia nhưng cụm từ "Sĩ tử" vẫn được dùng để chỉ các bạn học sinh trung học phổ thông khi đứng trước các kỳ thi quan trọng, nhất là thi tốt nghiệp và thi đại học.
Dù là trước kia hay hiện tại thì cụm từ "sĩ tử" vẫn thể hiện được tinh thần học tập và sự nỗ lực trong việc xây dựng tri thức và tương lai của mỗi cá nhân và xã hội nói chung.
Sĩ tử là gì? Để được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT thì sĩ tử cần đáp ứng những điều kiện nào theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Sĩ tử để được tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) thì sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT được chia thàm 03 nhóm đối tượng:
- Nhóm đối tượng 1: Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
- Nhóm đối tượng 2: Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Nhóm đối tượng 3: Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
Ngoài 03 nhóm đối tượng nêu trên thì còn có một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.
Điều kiện dự thi tốt nghiệp THPT đối với 03 nhóm đối tượng trên lần lượt như sau:
(1) Điều kiện riêng
Nhóm đối tượng 1:
- Phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
- Riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình GDTX thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
Nhóm đối tượng 2:
- Phải có Bằng tốt nghiệp THCS và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 điểm.
Sĩ tử phải bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định;
- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định.
Nhóm đối tượng 3:
Phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
(2) Điều kiên chung: Các sĩ tử phải nộp đầy đủ các giấy tờ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đúng thời hạn.
Sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT không được đến phòng thi trễ quá bao nhiêu phút?
Căn cứ Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của thí sinh như sau:
Trách nhiệm của thí sinh
1. ĐKDT theo quy định tại Điều 13 Quy chế này và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
2. Có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi:
a) Xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân (gọi chung là thẻ Căn cước công dân) và nhận Thẻ dự thi;
b) Nếu thấy có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên, phải báo ngay cho cán bộ coi thi (CBCT) hoặc người làm nhiệm vụ tại Điểm thi để xử lý kịp thời;
c) Trường hợp bị mất thẻ Căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng Điểm thi để xem xét, xử lý.
3. Mỗi buổi thi, có mặt tại phòng thi đúng thời gian quy định, chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi buổi thi đó.
...
Như vậy, sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT không được đến phòng thi trễ quá 15 phút kể từ khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài.
Nếu đến phòng thi chậm quá 15 phút thì sĩ tử sẽ không được dự thi buổi thi đó nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?