Sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
- Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 14 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Thu thập, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình điều tra cơ bản về phòng cháy chữa cháy, lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy và kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy;
- Thực hiện được phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, kế hoạch tổ chức thực tập, diễn tập phương án chữa cháy và phương án cứu nạn cứu hộ theo quy trình;
- Đánh giá được các đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy, đặc điểm của đám cháy xảy ra ở nhà và công trình dân dụng trong thực tế;
- Thực hiện được các hoạt động chữa cháy khi xảy ra cháy tại các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, nhà và công trình dân dụng trong thực tế. Đánh giá được các đặc điểm liên quan đến chiến thuật chữa cháy, đặc điểm của đám cháy xảy ra trong điều kiện đặc biệt. Biết lựa chọn các hoạt động chữa cháy cần thực hiện trong điều kiện đặc biệt trong phạm vi một tổ;
- Sử dụng được các phương tiện, thiết bị chữa cháy, áp dụng kỹ, chiến thuật chữa cháy, phối hợp hoạt động của các tổ với nhau;
- Có kỹ năng thuyết trình những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trước mọi người; có khả năng giao tiếp tốt, có kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, giao tiếp qua thư điện tử và các phương tiện truyền thông khác;
- Nhận dạng được các thiết bị, dụng cụ trang bị trên phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, kiểm tra, vận hành thành thạo phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Thao tác sử dụng các dụng cụ, thiết bị bảo hộ, thiết bị kiểm tra;
- Thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình chuẩn bị phương tiện;
- Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hoạt động, thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình vận hành;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp thì người học phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Hình từ Internet)
Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy;
- Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Chữa cháy;
- Cứu nạn, cứu hộ;
- Tuyên truyền, vận động quần chúng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Quản lý vận hành, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Như vậy, người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy;
- Huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Chữa cháy;
- Cứu nạn, cứu hộ;
- Tuyên truyền, vận động quần chúng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ;
- Quản lý vận hành, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 14 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong các điều kiện thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân trước quyết định, trước pháp luật;
- Tổ chức làm việc, hướng dẫn người khác: đồng đội, nhân viên tại các cơ sở. Có khả năng thích ứng làm việc nhóm trong các đội hình theo điều lệnh chiến đấu.
Theo đó, người học ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Tải Quy định về ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Mẫu bài phát biểu của Bí thư chi bộ trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Những câu chúc mừng khai trương hay nhất? Chúc mừng khai trương hồng phát ngắn gọn, ý nghĩa?
- Ngày nhà giáo Việt Nam 20 11 là thứ mấy năm 2024? Học sinh có được nghỉ vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 không?
- Đã có Quyết định 3703 năm 2024 về TTHC nội bộ lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
- 03 nguyên tắc kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng? Kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm do ai ban hành?