Sau khi thoái đầu tư thì lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định như thế nào? Việc thoái vốn trong nội bộ có được xem là thoái đầu tư không?

Cho hỏi nếu sau khi thoái đầu tư mà công ty con không thể lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty mẹ thoái vốn thì giải quyết như thế nào? Lợi ích phát sinh của các cổ đông không kiểm soát được xác định ra sao? Trường hợp công ty mẹ thoái vốn cho các đơn vị trong nội bộ thì có được xem là thoái đầu tư không? Câu hỏi của chị Trân từ Đồng Tháp

Sau khi thoái đầu tư mà công ty con không thể lập báo cáo tài chính tại thời điểm công ty mẹ thoái vốn thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về trường hợp công ty con không thể lập báo cáo tài chính sau khi thoái đầu tư như sau:

Thủ tục kế toán khi thoái vốn đầu tư vào công ty con
1. Khi thoái vốn đầu tư vào công ty con, công ty mẹ phải căn cứ vào Báo cáo tài chính của công ty con tại thời điểm thoái vốn, nếu công ty con là công ty mẹ thì căn cứ vào Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty con. Trường hợp công ty con không thể lập được Báo cáo tài chính tại thời điểm bị công ty mẹ thoái vốn thì công ty mẹ căn cứ vào Báo cáo tài chính quý gần nhất của công ty con sau đó điều chỉnh cho các giao dịch trọng yếu phát sinh kể từ thời điểm cuối quý gần nhất đến thời điểm thoái vốn.
...

Theo quy định trên thì trong trường hợp sau khi thoái đầu tư mà công ty con không thể lập được Báo cáo tài chính tại thời điểm bị công ty mẹ thoái vốn thì công ty mẹ cần phải căn cứ vào Báo cáo tài chính quý gần nhất của công ty con sau đó điều chỉnh cho các giao dịch trọng yếu phát sinh kể từ thời điểm cuối quý gần nhất đến thời điểm thoái vốn.

Sau khi thoái đầu tư thì lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định như thế nào? Việc thoái vốn trong nội bộ có được xem là thoái đầu tư không?

Sau khi thoái đầu tư thì lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định như thế nào? Việc thoái vốn trong nội bộ có được xem là thoái đầu tư không? (Hình từ Internet)

Sau khi thoái đầu tư thì lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 50 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về việc xác định lợi ích của cổ đông không kiểm soát sau khi thoái vốn như sau:

Thủ tục kế toán khi thoái vốn đầu tư vào công ty con
...
2. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với công ty con
a) Công ty mẹ phải xác định giá trị ghi sổ tài sản thuần của công ty con được chuyển nhượng cho cổ đông không kiểm soát bằng cách lấy giá trị tài sản thuần của công ty con tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị chuyển nhượng.
b) Công ty mẹ xác định số lợi thế thương mại được ghi giảm bằng cách lấy số lợi thế thương mại còn chưa được phân bổ tại thời điểm thoái vốn nhân với (x) tỷ lệ vốn bị thoái trên tổng số vốn nắm giữ tại công ty con.
c) Loại bỏ kết quả từ việc thoái vốn được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Khoản lãi, lỗ ghi nhận trên Báo cáo tài chính hợp nhất được xác định là chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn và giá trị tài sản thuần chuyển nhượng cho cổ đông không kiểm soát cộng với số lợi thế thương mại được ghi giảm;
d) Công ty mẹ lập bút toán thoái vốn để:
- Ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tính trên cơ sở hợp nhất vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này”;
- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con;
- Ghi giảm số lợi thế thương mại tương ứng với tỷ lệ vốn bị thoái;
e) Sau khi thoái vốn, định kỳ công ty mẹ vẫn phải hợp nhất toàn bộ tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu và kết quả kinh doanh của công ty con. Lợi ích cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ được xác định gồm 2 phần:
- Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn: Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát trước thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn;
- Phần Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm cuối kỳ báo cáo: Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát sau thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ báo cáo.
...

Như vậy, sau khi thoái đầu tư thì lợi ích của cổ đông không kiểm soát phát sinh trong kỳ được xác định như sau:

(1) Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn

Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát trước thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ đầu kỳ báo cáo đến thời điểm thoái vốn;

(2) Phần Phần lợi ích cổ đông không kiểm soát từ thời điểm thoái vốn đến thời điểm cuối kỳ báo cáo

Được xác định trên cơ sở lấy tỷ lệ sở hữu của cổ đông không kiểm soát sau thời điểm thoái vốn nhân với kết quả kinh doanh của công ty con từ thời điểm thoái vốn đến cuối kỳ báo cáo.

Trường hợp công ty mẹ thoái vốn cho các đơn vị trong nội bộ thì có được xem là thoái đầu tư không?

Căn cứ khoản 1 Điều 48 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định như sau:

Nguyên tắc trình bày khoản đầu tư vào công ty con sau khi thoái vốn và ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tại công ty con
1. Công ty mẹ được coi là thoái đầu tư khi bán toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư tại công ty con cho một (hoặc nhiều) bên thứ ba độc lập bên ngoài tập đoàn. Các trường hợp thoái vốn cho các đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn không được coi là thoái đầu tư.
...

Từ quy định trên thì đối với việc thoái vốn cho các đơn vị khác trong nội bộ tập đoàn không được coi là thoái đầu tư.

Thoái đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty mẹ được coi là thoái đầu tư khi nào? Khi thoái vốn đầu tư vào công ty con, công ty mẹ phải căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Sau khi thoái đầu tư thì lợi ích của cổ đông không kiểm soát được xác định như thế nào? Việc thoái vốn trong nội bộ có được xem là thoái đầu tư không?
Pháp luật
Tái cấu trúc tập đoàn theo hình thức thoái đầu tư là như thế nào? Sau khi thoái đầu tư thì công ty mẹ có cần phải lập báo cáo tài chính hợp nhất không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thoái đầu tư
722 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thoái đầu tư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào