Sau khi phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh phải theo dõi tình trạng bệnh nhân như thế nào? Những trường hợp chống chỉ định khi phẫu thuật là gì?

Cho hỏi sau khi phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh phải theo dõi tình trạng bệnh nhân như thế nào? Bên cạnh đó phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh những trường hợp nào thì không được thực hiện? Cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phan Anh đến từ TPHCM.

Sau khi phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh phải theo dõi tình trạng bệnh nhân như thế nào?

Phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh một trong 62 Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo quy định tại Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT THIẾU XƯƠNG QUAY BẨM SINH
V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Tình trạng phù nề và nhiễm trùng sau mổ
- Bất động bột sau mổ 6 tuần. Sau đó, được thay bằng nẹp chỉnh hình cho tới khi xương trưởng thành.
- Kim Kirschner rút sau 6-12 tuần.
2. Xử trí tai biến:
Xử trí tai biến nếu có

Theo đó, sau khi phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh sẽ phải lưu ý theo dõi về tình trạng phù nề và nhiễm trùng sau mổ.

Đồng thời bất động bột sau mổ 6 tuần. Sau đó, được thay bằng nẹp chỉnh hình cho tới khi xương trưởng thành.

Và cuối cùng là kim Kirschner rút sau 6-12 tuần.

Như vậy, sau khi phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh phải theo dõi tình trạng bệnh nhân như quy định trên và xử trí tai biến nếu có xảy ra.

Phẫu thuật

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh những trường hợp nào thì không được thực hiện?

Căn cứ theo quy định tại Mục III Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT THIẾU XƯƠNG QUAY BẨM SINH
...
II. CHỈ ĐỊNH
Thiếu xương quay type 3,4 hoặc type 2 có kèm theo lệch trục cổ tay nhiều (theo phân loại Bayne cải tiến).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh kèm theo các dị tật bẩm sinh nặng khác ảnh hưởng toàn thân.
- Hạn chế gấp khuỷu.
- Người bệnh lớn tuổi đã chấp nhận, thích nghi với dị tật.

Theo đó, phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh sẽ không được thực hiện hay nói cách khác là sẽ không được chỉ định thực hiện đối với những người:

Người bệnh kèm theo các dị tật bẩm sinh nặng khác ảnh hưởng toàn thân.

Hạn chế gấp khuỷu.

Người bệnh lớn tuổi đã chấp nhận, thích nghi với dị tật.

Như vậy, phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh sẽ không thực hiện được nếu bệnh nhân thuộc một trong những trường hợp nêu trên.

Phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh người thực hiện sẽ tiến hành thực hiện từ bước 1 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục IV Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh ban hành kèm theo Quyết định 5728/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT THIẾU XƯƠNG QUAY BẨM SINH
...
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế:
- Người bệnh nằm ngửa, tay đặt lên bàn con, dồn máu, garo hơi gốc chi.
- Phẫu thuật viên chính ngồi phía trong cánh tay, người phụ 1ngồi đối diện, người phụ 2 cạnh phụ 1.
2. Vô cảm:
3. Kỹ thuật:
- Thì 1: Rạch da đường ngang mặt sau cổ tay, từ mỏm trâm trụ tới bờ quay.
- Thì 2: Bộc lộ các gân duỗi vùng cổ tay.
+ Cắt gân duỗi cổ tay trụ gần điểm bám vào nền xương bàn ngón 5.
+ Vén toàn bộ gân duỗi về phía bờ quay.
- Thì 3: Giải phóng đầu xa xương trụ và khối xương tụ cốt.
+ Mở bao khớp cổ tay, giữa đầu xa xương trụ với khối tụ cốt.
+ Giải phóng hoàn toàn đầu xa xương trụ.
+ Bộc lộ khối xương tụ cốt.
- Thì 4: Chỉnh trục
+ Tạo mộng xương giữa đầu xa xương trụ và trung tâm khối tụ cốt.
+ Chỉnh thẳng trục cổ tay.
+ Cố định bằng kim Kirschner từ xương bàn ngón 3 qua khối tụ cốt vào xương trụ.
+ Có thể đục xương, sửa trục xương trụ kèm theo nếu lệch trục trên 30 độ.
- Thì 5: Kiểm tra
+ Kiểm tra lại tư thế cẳng bàn tay trên lâm sàng.
+ Cầm máu, làm sạch và đóng theo các lớp giải phẫu
...

Theo đó, phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh người bệnh nằm ở tư thế người bệnh nằm ngửa, tay đặt lên bàn con, dồn máu, garo hơi gốc chi.

Phẫu thuật viên chính ngồi phía trong cánh tay, người phụ 1ngồi đối diện, người phụ 2 cạnh phụ 1.

Bên cạnh đó thì phẫu thuật phải thực hiện theo những kỹ thuật như:

Thì 1: Rạch da đường ngang mặt sau cổ tay, từ mỏm trâm trụ tới bờ quay.

Thì 2: Bộc lộ các gân duỗi vùng cổ tay.

Thì 3: Giải phóng đầu xa xương trụ và khối xương tụ cốt.

Thì 4: Chỉnh trục

Thì 5: Kiểm tra

lưu ý ở bước 5 này thì người thực hiện cần phải

+ Kiểm tra lại tư thế cẳng bàn tay trên lâm sàng.

+ Cầm máu, làm sạch và đóng theo các lớp giải phẫu

Như vậy, phẫu thuật điều trị tật thiếu xương quay bẩm sinh người thực hiện sẽ tiến hành thực hiện từ bước 1 cho đến bước 5 theo quy định trên và phải thực hiện đúng và đầy đủ.

Chấn thương chỉnh hình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tai biến của bó bột ở mức độ vừa thì cách xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột sớm theo quy định ra sao?
Pháp luật
Phẫu thuật tháo khớp vai là như thế nào? Phẫu thuật tháo khớp vai sẽ chỉ định và chống chỉ định với người bệnh ra sao?
Pháp luật
Phẫu thuật xương bánh chè có phải bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tự tiêu hay không? Người bệnh trước khi phẫu thuật xương bánh chè hồ sơ bệnh án của họ gia đình có được xem không?
Pháp luật
Chống chỉ định không được phẫu thuật xương bánh chè đối với những trường hợp nào? Người bệnh trước khi phẫu thuật xương bánh chè có cần phải nhịn ăn hay không?
Pháp luật
Quy trình phẫu thuật xương bánh chè là gì? Bác sĩ chuyên khoa nào sẽ là người thực hiện phẫu thuật xương bánh chè cho người bệnh?
Pháp luật
Phẫu thuật nắn bó bột gãy xương đòn là gì? Phẫu thuật nắn bó bột gãy xương đòn được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là gì? Trường hợp nào thì việc tái tạo sẽ chỉ định và chống chỉ định?
Pháp luật
Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ là gì? Phẫu thuật chuyển giường thần kinh trụ chỉ định cho đối tượng nào?
Pháp luật
Phẫu thuật chuyển gân chi là gì? Phẫu thuật chuyển gân chi sẽ được chỉ định trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Phẫu thuật vết thương khớp sẽ phải theo dõi tai biến như thế nào? Phẫu thuật vết thương khớp sẽ chống chỉ định cho những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chấn thương chỉnh hình
1,031 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấn thương chỉnh hình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấn thương chỉnh hình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào