Sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình gì?

Sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình gì? Người lao động phải khám những gì khi đi khám sức khỏe để đi làm việc theo quy định mới nhất?

Sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:

Quy trình khám sức khỏe
1. Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
2. Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
c) Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
đ) Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
e) Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.

Như vậy, theo quy định nêu trên, sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc và cơ sở khám chữa bệnh nhận được hồ sơ khám sức khỏe thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình sau:

(1) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;

(2) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu;

(3) Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 32/2023/TT-BYT ;

(4) Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);

(5) Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;

(6) Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.

Sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình gì?

Sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình gì? (Hình từ Internet)

Người lao động phải khám những gì khi đi khám sức khỏe để đi làm việc theo quy định mới nhất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về nội dung khám sức khỏe như sau:

Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa. Trường hợp khó cần hội chẩn hoặc chỉ định làm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và mức độ bệnh, tật làm cơ sở phân loại sức khoẻ.
6. Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.

Như vậy, theo quy định nêu trên, khi đi khám sức khỏe để đi làm việc, người lao động phải khám theo những nội dung quy định như sau:

- Đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT.

- Phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa. Trường hợp khó cần hội chẩn hoặc chỉ định làm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và mức độ bệnh, tật làm cơ sở phân loại sức khoẻ.

- Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.

Thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người lao động là trong thời gian bao lâu? Giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong bao nhiêu năm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:

Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe
...
3. Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:
a) Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
b) Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
4. Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:
a) Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;
b) Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, thời hạn trả giấy khám sức khỏe cho người lao động được quy định như sau:

- Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;

- Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.

- Giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;

- Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

Khám sức khỏe Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Khám sức khỏe
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có phải cởi hết quần áo không?
Pháp luật
Có bắt buộc tổ chức khám sức khỏe đối với nhân viên thử việc hay không? Có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Hồ sơ khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 gồm những gì?
Pháp luật
Khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên nhưng không có kết luận phân loại sức khỏe có được hay không?
Pháp luật
Điểm mới tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Thông tư 36/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe như thế nào?
Pháp luật
Các trường đại học có bắt buộc phải khám sức khỏe đầu vào cho sinh viên hay không? Hồ sơ thủ tục khám sức khỏe đối với sinh viên cần chuẩn bị những gì?
Pháp luật
Sau khi người lao động nộp hồ sơ khám sức khỏe để đi làm việc thì cơ sở khám chữa bệnh thực hiện quy trình gì?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe mới nhất hiện nay là mẫu nào? Trách nhiệm cơ sở khám chữa bệnh khi khám sức khỏe cho người lái xe là gì?
Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe nhập học đại học, cao đẳng mới nhất 2023 có dạng như thế nào? Sinh viên nhập học có cần khám sức khỏe đầu khóa không?
Pháp luật
Khám sức khỏe nhập học cho sinh viên gồm những gì? Hồ sơ khám sức khỏe nhập học cho sinh viên bao gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám sức khỏe
629 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào