Sau khi điều trị tai nạn lao động, nếu sức khỏe bị suy giảm nghiêm trọng và không thể đảm nhiệm công việc hiện tại, thì người lao động có quyền yêu cầu công ty chuyển đổi công việc phù hợp hơn cho mình không?
- Điều kiện để người lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động sẽ bị xử lý như thế nào?
- Mức phí và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Hồ sơ và trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Điều kiện để người lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Theo Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc như sau:
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
- Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
- Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
- Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, sau khi bị tai nạn lao động, nếu mức suy giảm lao động của bạn từ 31% trở lên, thì bạn có thể kiến nghị với công ty của mình về việc chuyển đổi công việc, khoản kinh phí đào tạo nghề ( nếu có) sẽ được hỗ trợ từ cơ quan có thẩm quyền.
Người lao động có quyền yêu cầu công ty chuyển đổi công việc phù hợp hơn cho mình không?
Người sử dụng lao động không bố trí công việc phù hợp cho người lao động sau khi bị tai nạn lao động sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi không bố trí công việc phù hợp cho người lao động. Cụ thể: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp hoặc bị tai nạn lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Đây là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức sử dụng lao động sẽ bị phạt gấp đôi số tiền nói trên ( căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Mức phí và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Theo Điều 13 Nghị định 88/2020/NĐ-CP Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:
+ Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;
+ Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Hồ sơ và trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Theo Điều 14 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Văn bản của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục của Nghị định này.
- Bản sao có chứng thực Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- Bản sao có chứng thực các chứng từ thanh toán các chi phí đào tạo theo quy định.
Căn cứ Điều 15 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định trình tự giải quyết hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Người sử dụng lao động nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ theo Mẫu số 04 tại Phụ lục của Nghị định này và gửi quyết định (kèm theo dữ liệu danh sách hỗ trợ) cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chi trả kinh phí hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người sử dụng lao động. Trường hợp không chi trả thì phải trả lời bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và nêu rõ lý do.
Như vậy, nếu công ty của bạn nhất quyết không tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp cho bạn, thì công ty đã vi phạm quy định của pháp luật. Theo đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể liên hệ với tổ chức đại diện người lao động để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?