Sau khi đã dỡ hết hàng hóa nguy hiểm và không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó nữa thì có được để nguyên biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận tải không?
- Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm có phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn không?
- Sau khi đã dỡ hết hàng hóa nguy hiểm và không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó nữa thì có được để nguyên biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận tải không?
- Ai là người có quyền hướng dẫn và giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm?
Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm có phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn không?
Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm có phải được tập huấn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn được quy định tại Điều 8 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
Như vậy theo quy định của pháp luật về yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì ngoài người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm cũng phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ, hoặc lưu kho.
Do đó, người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm có phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn.
Sau khi đã dỡ hết hàng hóa nguy hiểm và không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó nữa thì có được để nguyên biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận tải không? (Hình từ internet)
Sau khi đã dỡ hết hàng hóa nguy hiểm và không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó nữa thì có được để nguyên biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận tải không?
Việc dán và gỡ biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận tải được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm:
...
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
Như vậy, theo khoản 2 Điều này có quy định phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
Cũng theo quy định này, sau khi đã dỡ hết tất cả hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó nữa thì phương tiện phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển.
Lưu ý: Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
Ai là người có quyền hướng dẫn và giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm?
Người có quyền hướng dẫn và giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Điều 10 Nghị định 42/2020/NĐ-CP như sau:
Xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.
2. Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.
3. Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.
Theo quy định của pháp luật về xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi người hướng dẫn và giám sát việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp thực hiện.
Lưu ý: Các quy định nêu tại bài viết chỉ áp dụng cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa (theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 42/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?