Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có phải báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động không?
- Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có phải báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động không?
- Doanh nghiệp không báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì bị xử phạt thế nào?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp không báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động không?
Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp có phải báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động không?
Theo khoản 1 Điều 49 Luật Phá sản 2014 quy định về giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Theo quy định trên, sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp phải báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động.
Thủ tục phá sản (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp không báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 72 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mở thủ tục phá sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản mà không báo cáo quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;
b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;
c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
...
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp không báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt doanh nghiệp không báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Như vậy, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản không có quyền xử phạt doanh nghiệp không báo cáo Quản tài viên khi trả lương cho người lao động.





.jpg)




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính sách được hưởng khi cán bộ công chức nghỉ hưu trước tuổi từ 2 năm đến đủ 5 năm là gì theo Nghị định 178?
- Tỉnh Bình Định Gia Lai sau sáp nhập có tổng diện tích dự kiến là bao nhiêu? Tỉnh Bình Định Gia Lai thuộc vùng kinh tế nào?
- Sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang dự kiến có tổng diện tích là bao nhiêu? Đề án sáp nhập tỉnh có phải lấy ý kiến nhân dân?
- Hướng dẫn ghi phiếu lấy ý kiến người dân về sáp nhập tỉnh, xã? Phiếu lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập tỉnh xã theo Nghị định 54?
- Hội nghị P4G là gì? Thông tin chi tiết về Hội nghị P4G lần thứ 4? Hội nghị P4G lần thứ 4: Danh sách Ban tổ chức theo Quyết định 96?