Sau 12 tháng mà không thực hiện dự án thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có bị hết hiệu lực không?
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì?
- Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì?
- Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm những gì?
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực khi nào?
- Sau 12 tháng mà không thực hiện dự án thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có bị hết hiệu lực không?
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, hoạt động đầu tư ra nước ngoài được định nghĩa như sau:
“Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.”
Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gì?
Theo Điều 60 Luật Đầu tư 2020, điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau:
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật này.
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật này và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này.
- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật này.
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm những gì?
Tại Điều 62 Luật Đầu tư 2020, nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Mã số dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
- Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
- Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
- Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Tải về mẫu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới nhất 2023: Tại Đây
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài hết hiệu lực khi nào?
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 64 Luật Đầu tư 2020, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư;
- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;
- Nhà đầu tư chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư;
- Tổ chức kinh tế ở nước ngoài bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Sau 12 tháng mà không thực hiện dự án thì Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài có bị hết hiệu lực không?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 64 Luật Đầu tư 2020 quy định về vấn đề này như sau:
"1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau đây:
[…]
đ) Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư; […] ”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì trường hợp sau 24 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án đầu tư theo tiến độ đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và không thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư thì Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài mới bị hết hiệu lực.
Vì vậy, đối với trường hợp công ty bạn chỉ mới 12 tháng chưa thực hiện dự án kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thì chưa quá thời hạn quy định nêu trên nên Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của công ty bạn vẫn còn hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?