Sáp nhập phường thuộc Quận 6 theo Nghị quyết 1278 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như thế nào?
Sáp nhập phường thuộc Quận 6 theo Nghị quyết 1278 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như thế nào?
Theo Điều 2 Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15 năm 2024 thì việc sáp nhập phường của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15 năm 2024 quy định về nội dung sáp nhập phường như sau:
Theo đó, việc sáp nhập phường thuộc Quận 6 được pháp luật quy định, cụ thể:
(1) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,23 km2, quy mô dân số là 11.034 người của Phường 3 và toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,21 km2, quy mô dân số là 19.164 người của Phường 4 vào Phường 1. Sau khi nhập, Phường 1 có diện tích tự nhiên là 0,73 km2 và quy mô dân số là 55.571 người.
Phường 1 giáp Phường 2, Phường 7, Phường 8, Phường 9; Quận 5 và Quận 8;
(2) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,31 km2, quy mô dân số là 20.884 người của Phường 6 và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,16 km2, quy mô dân số là 10.667 người của Phường 5 để nhập vào Phường 2. Sau khi sắp xếp, Phường 2 có diện tích tự nhiên là 0,71 km2 và quy mô dân số là 43.770 người.
Phường 2 giáp Phường 1, Phường 8, Phường 9; Quận 5 và Quận 11;
(3) Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,07 km2, quy mô dân số là 4.213 người của Phường 5 sau khi điều chỉnh theo quy định tại mục (2) vào Phường 9. Sau khi nhập, Phường 9 có diện tích tự nhiên là 0,34 km2 và quy mô dân số là 19.397 người.
Phường 9 giáp Phường 1, Phường 2, Phường 8, Phường 11, Phường 12, Phường 14 và Quận 11;
(4) Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,09 km2, quy mô dân số là 725 người của Phường 10 để nhập vào Phường 11. Sau khi điều chỉnh, Phường 11 có diện tích tự nhiên là 1,01 km2 và quy mô dân số là 35.030 người.
Phường 11 giáp Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường 10, Phường 12 và quận Bình Tân;
(5) Sau khi điều chỉnh theo quy định tại mục (4), Phường 10 có diện tích tự nhiên là 1,46 km2 và quy mô dân số là 41.906 người.
Phường 10 giáp Phường 7, Phường 11; Quận 8 và quận Bình Tân;
(6) Điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 0,21 km2, quy mô dân số là 9.060 người của Phường 13 để nhập vào Phường 14. Sau khi điều chỉnh, Phường 14 có diện tích tự nhiên là 0,64 km2 và quy mô dân số là 35.877 người.
Phường 14 giáp Phường 9, Phường 12, Phường 13; Quận 11, quận Bình Tân và quận Tân Phú;
(7) Sau khi điều chỉnh theo quy định tại mục (5), Phường 13 có diện tích tự nhiên là 0,63 km2 và quy mô dân số là 15.347 người.
Phường 13 giáp Phường 12, Phường 14 và quận Bình Tân.
Lưu ý: Sau khi sáp nhập phường thì Quận 6 có 10 phường.
Sáp nhập phường thuộc Quận 6 theo Nghị quyết 1278 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có nhiệm vụ giám sát thực hiện việc sáp nhập phường theo Nghị quyết 1278?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15 năm 2024 có hướng dẫn như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết này; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.
2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ có liên quan và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục rà soát, thống kê cụ thể số lượng các đơn vị hành chính thuộc diện phải sắp xếp mà chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2023 - 2025, xây dựng phương án và lộ trình hoàn thiện các tiêu chuẩn, điều kiện cần thiết để bảo đảm thực hiện sắp xếp trong những năm tiếp theo theo đúng quy định.
3. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Theo đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện việc sáp nhập phường theo Nghị quyết 1278/NQ-UBTVQH15 năm 2024 theo quy định.
Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính sau sắp xếp được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 có quy định như sau:
Theo đó, việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp được pháp luật quy định bao gồm:
- Việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.
- Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 1 tháng 4 có gì đặc biệt? Ngày 1 tháng 4 cung gì? Ngày 1 tháng 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
- Quyết định 266 đặc xá dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4: Thời gian đã chấp hành phạt tù để xét đặc xá tính đến ngày nào?
- Ngày 31 tháng 3 có sự kiện gì? Ngày 31 tháng 3 cung gì? Ngày 31 3 người lao động có được nghỉ hay không?
- Tổng hợp Văn khấn mùng 3 tháng 3 âm lịch thần tài, trong nhà? Cúng mùng 3 tháng 3 âm lịch có phải mê tín dị đoan?
- Mục tiêu đối với chương trình giáo dục, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của người học hiện nay như thế nào?