Sao chép tác phẩm mỹ thuật về các anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh thì bị xử phạt như thế nào?
- Sao chép tác phẩm mỹ thuật về các anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh ngoài bị phạt tiền thì còn bị phạt gì không?
- Sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền xử phạt không?
Sao chép tác phẩm mỹ thuật về các anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm c khoản 3, khoản 6 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định về vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật
…
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức triển lãm mỹ thuật, trại sáng tác điêu khắc không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Không làm lại thủ tục xin cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật theo quy định;
c) Sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc đặt ở nơi công cộng không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
...
Như vậy, theo quy định trên thì sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, bị tịch thu tang vật vi phạm.
Lưu ý, mức phạt trên áp dụng đối cá nhân vi phạm, trường tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (theo khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh ngoài bị phạt tiền thì còn bị phạt gì không?
Tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 38/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 5 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật
…
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm c và điểm d khoản 4 Điều này.
...
Căn cứ tại điểm h khoản 7 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật
…
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
h) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định trên thì sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh ngoài bị phạt tiền ra còn bị xử phạt hình thức bổ sung là tịch thu tang vậy vi phạm.
Ngoài ra, còn có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ nhằm mục đích kinh doanh.
Sao chép tác phẩm mỹ thuật (Hình từ Internet)
Sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền xử phạt không?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP,được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
…
7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
…
Đồng thời tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
…
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 70.000.000 đồng trong lĩnh vực văn hóa; 140.000.000 đồng trong lĩnh vực quảng cáo;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
…
Cũng theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, có quy định về quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền phạt tiền đến 35.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 70.000.000 đồng (đối với tổ chức) đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
Hành vi vi phạm sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh về thuộc hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa với mức phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và 60.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Cho nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt việc sao chép tác phẩm mỹ thuật về anh hùng dân tộc nhằm mục đích kinh doanh đối với cả cá nhân và tổ chức vi phạm theo như các quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?