Sản xuất nước hoa có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Có thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?

Tôi có câu hỏi là sản xuất nước hoa có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Có thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh Đ.L đến từ Hải Phòng.

Sản xuất nước hoa có mã ngành kinh tế là bao nhiêu?

Sản xuất nước hoa có mã ngành kinh tế được quy định tại STT 20 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:

2023: Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh
20231: Sản xuất mỹ phẩm
Nhóm này gồm:
- Nước hoa và nước vệ sinh,
- Chất mỹ phẩm và hoá trang,
- Chất chống nắng và chống rám nắng,
- Thuốc chăm sóc móng tay, móng chân,
- Dầu gội đầu, keo xịt tóc, thuốc làm sóng tóc và ép tóc,
- Kem đánh răng và chất vệ sinh răng miệng bao gồm thuốc hãm màu răng giả,
- Thuốc cạo râu, bao gồm thuốc dùng trước và sau khi cạo râu,
- Chất khử mùi và muối tắm,
- Thuốc làm rụng lông.

Như vậy, theo quy định trên thì sản xuất nước hoa có mã ngành kinh tế là 20231 thuộc nhóm sản xuất mỹ phẩm.

Sản xuất nước hoa

Sản xuất nước hoa có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Sản xuất nước hoa có thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?

Sản xuất nước hoa có thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 như sau:

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

Theo đó danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại STT 182 Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 có quy định sản xuất mỹ phẩm là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 93/2016/NĐ-CP thì sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và bên ngoài cơ quan sinh dục) hoặc răng và niêm mạc miệng với một hoặc nhiều mục đích chính sau: Làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Theo quy định trên thì nước hoa là một sản phẩm mỹ phẩm.

Do đó, sản xuất nước hoa thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nước hoa gồm những giấy tờ nào?

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nước hoa gồm những giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 93/2016/NĐ-CP, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
c) Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
d) (Bãi bỏ)
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) (Bãi bỏ)
3. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện, sản xuất mỹ phẩm được lập thành 01 bộ, có đóng dấu giáp lai giữa các trang của cơ sở sản xuất.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất nước hoa gồm những giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;

- Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm áp dụng đối với các trường hợp nào?

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm áp dụng đối với các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 93/2016/NĐ-CP như sau:

Hình thức cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
b) Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng chuyển địa điểm sản xuất;
c) Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng bổ sung dây chuyền sản xuất so với dây chuyền đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm áp dụng đối với trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bị mất hoặc hỏng.

Như vậy, theo quy định trên thì cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;

- Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng chuyển địa điểm sản xuất;

- Cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm nhưng bổ sung dây chuyền sản xuất so với dây chuyền đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm.

Ngành nghề kinh doanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty mua bán nợ Việt Nam?
Pháp luật
Thông tin gốc về doanh nghiệp là gì? Ngành nghề kinh doanh có được ghi nhận vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp?
Pháp luật
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế?
Pháp luật
03 cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp? Hồ sơ đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh?
Pháp luật
Danh mục ngành nghề kinh doanh Việt Nam mới nhất 2024? Cách tra ngành nghề kinh doanh như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được chủ động thay đổi ngành nghề kinh doanh? Thay đổi ngành nghề kinh doanh phải thông báo với cơ quan nào?
Pháp luật
Sản xuất nước đá làm thực phẩm có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Muốn mở doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước đá thì cần những giấy tờ nào?
Pháp luật
Mã ngành kinh tế của sản xuất xi măng là bao nhiêu? Muốn mở doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng thì cần những giấy tờ nào?
Pháp luật
Trồng cây gia vị lâu năm có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Đăng ký thành lập hộ kinh doanh trồng cây gia vị lâu năm ở đâu?
Pháp luật
Khai thác muối có mã ngành kinh tế bao nhiêu? Hồ sơ đề nghị thành lập công ty cổ phần khai thác muối gồm những gì?
Pháp luật
Bán buôn vải có mã ngành kinh tế là bao nhiêu? Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bán buôn vải gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành nghề kinh doanh
2,922 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành nghề kinh doanh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành nghề kinh doanh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào