Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng có bị xử phạt không? Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm?
Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng có bị xử phạt không?
Theo Điều 70 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 20 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất mỹ phẩm
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP-ASEAN);
b) Sản xuất mỹ phẩm có công thức không đúng như hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm;
c) Sử dụng nguyên liệu hết hạn sử dụng, không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất mỹ phẩm;
d) Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng;
đ) Sản xuất không đúng địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
e) Sản xuất không đúng phạm vi ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
g) Sản xuất mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Trường hợp sản phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về khối lượng, thể tích đóng gói quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì không buộc tiêu hủy
b) Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c, đ, e khoản 1 và các điểm b, c khoản 2 Điều này.Bổ sung
5. Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
Như vậy, nếu có hành vi sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm mỹ phẩm. Nếu phẩm mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn về khối lượng, thể tích đóng gói thì không buộc tiêu hủy.
Lưu ý: Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.
- Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi nêu trên thì mức phạt bằng 2 lần cá nhân.
Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng có bị xử phạt không? (hình từ internet)
Để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Điều 4 Nghị định 93/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 13 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm như sau:
(1) Cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Điều kiện về nhân sự: Người phụ trách sản xuất của cơ sở phải có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành sau: Hóa học, sinh học, dược học hoặc các chuyên ngành khác có liên quan đáp ứng yêu cầu của công việc.
(2) Điều kiện về cơ sở vật chất:
- Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm mà cơ sở đó dự kiến sản xuất như đã nêu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm;
- Kho bảo quản nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm phải bảo đảm có sự tách biệt giữa nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm; có khu vực riêng để bảo quản các chất dễ cháy nổ, các chất độc tính cao, nguyên, vật liệu và sản phẩm bị loại, bị thu hồi và bị trả lại.
(3) Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà sản xuất.
- Nước dùng trong sản xuất mỹ phẩm tối thiểu phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Có quy trình sản xuất cho từng sản phẩm;
- Có bộ phận kiểm tra chất lượng để kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm chờ đóng gói và thành phẩm;
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 7 Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;
c) Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất;
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
TẢI VỀ Mẫu số 02
- Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất
- Danh mục thiết bị hiện có của cơ sở sản xuất
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?