Sàn OKX là gì? Pi Network trên Sàn OKX thế nào? Việc sử dụng Pi Network có được pháp luật Việt Nam thừa nhận chưa?

Sàn OKX là gì? Pi Network trên Sàn OKX thế nào? Việc sử dụng Pi Network có được pháp luật Việt Nam thừa nhận chưa? Nhiệm vụ của một số cơ quan trong việc quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác?

Sàn OKX là gì? Pi Network trên Sàn OKX thế nào?

OKX trước đây được gọi là OKEx, là một sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Seychelles. Sàn OKX hỗ trợ giao dịch một loạt các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Litecoin (LTC), Ripple (XRP) và nhiều altcoin khác.

Pi Network là một loại tiền điện tử mới, được phát triển với mục tiêu trở thành một loại tiền tệ kỹ thuật số dễ tiếp cận và phổ biến trên toàn cầu. Dự án này cho phép người dùng khai thác Pi (đơn vị tiền tệ của Pi Network) trực tiếp trên điện thoại thông minh của họ thông qua một ứng dụng di động.

Ngày 20/2, đồng Pi chính thức ra mắt trên sàn giao dịch OKX. Pi Network đã thông báo mạng chính Mainnet sẽ được mở vào 15h (giờ Việt Nam).

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Sàn OKX là gì? Pi Network trên Sàn OKX thế nào? Việc sử dụng Pi Network có được pháp luật Việt Nam thừa nhận chưa?

Sàn OKX là gì? Pi Network trên Sàn OKX thế nào? (Hình từ Internet)

Việc sử dụng Pi Network có được pháp luật Việt Nam thừa nhận chưa?

Căn cứ nội dung tại Công văn 14756/BTC-UBCK năm 2021 về nghiên cứu, bổ sung các quy định về “tài sản ảo” do Bộ Tài chính ban hành có nêu:

Bộ Tài chính xin trả lời như sau:
Thực hiện Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và Công văn số 11633/VPCP-KTTH ngày 29/18/2018 của Văn phòng Chính phủ về báo cáo về việc rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo, Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo theo Quyết định số 664/QĐ-BTC ngày 24/4/2020 nhằm triển khai công tác nghiên cứu, đề xuất các nội dung chính sách, cơ chế quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính có liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo.
Qua nghiên cứu, đánh giá, Bộ Tài chính nhận thấy các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo mặc dù có những lợi ích tiềm năng về đổi mới sáng tạo, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán hiện nay đã và đang phát huy vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Việc triển khai hoạt động huy động vốn qua tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) trong thời điểm hiện tại có nguy cơ làm gia tăng rủi ro, ảnh hưởng đến ổn định thị trường. Ngoài ra, tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Việc huy động vốn qua phát hành tài sản mã hóa và giao dịch tài sản mã hóa là chứng khoán chỉ có thể được xem xét sau khi có các quy định pháp lý.
...

Theo đó, Bộ Tài chính có nêu rõ: mặc dù các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo có những lợi ích tiềm năng về đổi mới sáng tạo, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư và thị trường tài chính.

Việc triển khai hoạt động huy động vốn qua tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) trong thời điểm hiện tại có nguy cơ làm gia tăng rủi ro, ảnh hưởng đến ổn định thị trường.

Ngoài ra, tài sản mã hóa (tài sản ảo, tiền ảo) chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận.

Như vậy, có thể thấy tiền ảo nói chung và Pi Network nói riêng chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam chưa cho phép sử dụng Pi Network làm phương tiện thanh toán.

Nhiệm vụ của một số cơ quan trong việc quản lý hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác?

Theo quy định tại Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2018, để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

(1) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật.

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

(2) Bộ Tài chính:

- Chỉ đạo các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán không được thực hiện các hoạt động phát hành, giao dịch và môi giới giao dịch liên quan tới tiền ảo trái pháp luật, tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền.

- Nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế để đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan có biện pháp, hạn chế nhập khẩu, quản lý thiết bị, máy móc cho mục đích đào tiền ảo.

(3) Bộ Công an:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

- Tăng cường điều tra và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật.

(4) Bộ Công Thương:

- Phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật trên các website, ứng dụng thương mại điện tử.

(5) Bộ Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương đề xuất, hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý, xử lý đối với tiền ảo, tài sản ảo.

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu thực tiễn, thông lệ quốc tế, đề xuất biện pháp đối với hoạt động huy động vốn qua phát hành tiền ảo (ICO).

(6) Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác về những rủi ro, nguy cơ và hệ lụy của việc người dân tham gia mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo. Không đưa các thông tin gây tâm lý bất lợi về tiền ảo, Bitcoin.

(7) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao:

- Chỉ đạo các Sở, ngành trực thuộc tăng cường phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động tiền ảo, đặc biệt là hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản.

- Tuyên truyền, cảnh báo trên địa bàn để nâng cao nhận thức của người dân về những rủi ro, hệ lụy liên quan tới việc mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo.

Tiền ảo Pi
Tiền ảo Tải trọn bộ các văn bản về Tiền ảo hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn xem giá Pi niêm yết cập nhật mới nhất? Tiền ảo Pi Network có phải là tài sản theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Tiền ảo Pi là gì? Tiền ảo Pi có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Sàn OKX là gì? Pi Network trên Sàn OKX thế nào? Việc sử dụng Pi Network có được pháp luật Việt Nam thừa nhận chưa?
Pháp luật
Pi Network mainnet là gì? Pi Network mở mạng? Sử dụng tiền ảo Pi Network làm phương tiện thanh toán bị phạt lên đến 100 triệu đồng?
Pháp luật
Giá Pi Network trên sàn okx đổi sang Việt Nam đồng để sử dụng thanh toán có hợp pháp hay không?
Pháp luật
Giá Pi xem ở đâu? Xem giá Pi network giá bao nhiêu trên sàn hôm nay? Cập nhật giá Pi Network khi lên sàn liên tục ở đâu?
Pháp luật
Pi network khi nào lên sàn? Pi network có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Pi Network là gì? Sử dụng tiền ảo Pi Network để thanh toán, giao dịch với nhau có bị phạt không?
Pháp luật
Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
Pháp luật
Cashback pro là gì? Sử dụng dự án tiền ảo để kêu gọi đầu tư nhằm thu lợi bất chính thì đi tù bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền ảo Pi
116 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền ảo Pi Tiền ảo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền ảo Pi Xem toàn bộ văn bản về Tiền ảo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào