Rủi ro thiên tai sóng thần xác định theo bao nhiêu cấp độ? Cơ quan nào có thẩm quyền truyền phát bản tin cảnh báo sóng thần?
Rủi ro thiên tai sóng thần xác định theo bao nhiêu cấp độ?
Phương thức cung cấp bản tin cảnh báo sóng thần được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 56 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần
1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng dưới 2 m và cường độ sóng thần cấp VI.
2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 2 m đến dưới 4 m và cường độ sóng thần từ cấp VII đến cấp VIII.
3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 4 m đến dưới 8 m và cường độ sóng thần từ cấp IX đến cấp X.
4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 8 m đến dưới 16 m và cường độ sóng thần cấp XI.
5. Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng trên 16 m và cường độ sóng thần cấp XII.
Theo đó, cấp độ rủi ro thiên tai do sóng thần được xác định theo 05 cấp độ sau:
- Rủi ro thiên tai cấp độ 1 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng dưới 2 m và cường độ sóng thần cấp VI.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 2 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 2 m đến dưới 4 m và cường độ sóng thần từ cấp VII đến cấp VIII.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 3 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 4 m đến dưới 8 m và cường độ sóng thần từ cấp IX đến cấp X.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 4 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng từ 8 m đến dưới 16 m và cường độ sóng thần cấp XI.
- Rủi ro thiên tai cấp độ 5 khi phát hiện khả năng xảy ra sóng thần có độ cao sóng trên 16 m và cường độ sóng thần cấp XII.
Phương thức cung cấp bản tin cảnh báo sóng thần được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 35 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Thời gian và phương thức cung cấp tin về thiên tai
….
3. Phương thức cung cấp tin về thiên tai
a) Hệ thống thông tin công cộng, bao gồm: mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương;
b) Hệ thống thông tin chuyên dùng, bao gồm: hệ thống đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh chuyên dùng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; hệ thống thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng; hệ thống thông tin cảnh báo sóng thần, kết hợp cảnh báo thiên tai khác; hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các doanh nghiệp viễn thông.
Theo đó, bản tin cảnh báo sóng thần được cung cấp ngay sau khi hoàn thành cho các cơ quan, tổ chức qua những phương thức sau đây:
- Hệ thống thông tin công cộng, bao gồm: mạng viễn thông cố định mặt đất, mạng viễn thông di động mặt đất, mạng bưu chính công cộng, mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh, hệ thống phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương;
- Hệ thống thông tin chuyên dùng, bao gồm:
+ Hệ thống đường dây nóng phục vụ trực tiếp công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
+ Hệ thống thông tin, liên lạc, phát thanh chuyên dùng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Hệ thống thông tin liên lạc của Bộ đội Biên phòng;
+ Hệ thống thông tin cảnh báo sóng thần, kết hợp cảnh báo thiên tai khác;
+ Hệ thống dịch vụ thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai của các doanh nghiệp viễn thông.
Cơ quan nào có thẩm quyền truyền phát bản tin cảnh báo sóng thần?
Theo Điều 37 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Chế độ truyền phát tin về động đất, cảnh báo sóng thần
1. Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
a) Tin động đất được truyền phát một lần ngay sau khi tiếp nhận và phát lại vào chương trình thời sự gần nhất;
b) Tin cảnh báo sóng thần mức 1 và Tin cảnh báo sóng thần mức 2 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và phát lại 02 lần, mỗi lần cách nhau 05 phút. Sau đó cứ 30 phút, phát lại tin đã phát cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần;
c) Tin cảnh báo sóng thần mức 3 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và phát lại 02 lần, mỗi lần cách nhau 05 phút. Sau đó cứ 20 phút, phát lại tin đã phát cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần;
d) Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần được truyền phát một lần ngay sau khi nhận được bản tin và phát lại vào chương trình thời sự gần nhất.
2. Đối với Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam và hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần
a) Tin cảnh báo sóng thần mức 1 và Tin cảnh báo sóng thần mức 2 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và phát 02 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Sau đó cứ 15 phút, phát lại tin đã phát cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần;
b) Tin cảnh báo sóng thần mức 3 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và liên tục phát lại, mỗi lần cách nhau 05 phút cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần;
c) Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và nhắc lại một lần sau đó 5 phút.
Theo đó, các cơ quan sau đây có thẩm quyền truyền phát bản tin cảnh báo sóng thần, cụ thể:
(1) Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam
- Tin cảnh báo sóng thần mức 1 và Tin cảnh báo sóng thần mức 2 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và phát lại 02 lần, mỗi lần cách nhau 05 phút. Sau đó cứ 30 phút, phát lại tin đã phát cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần;
- Tin cảnh báo sóng thần mức 3 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và phát lại 02 lần, mỗi lần cách nhau 05 phút. Sau đó cứ 20 phút, phát lại tin đã phát cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần;
- Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần được truyền phát một lần ngay sau khi nhận được bản tin và phát lại vào chương trình thời sự gần nhất.
(2) Đối với Hệ thống Thông tin Duyên hải Việt Nam và hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần
- Tin cảnh báo sóng thần mức 1 và Tin cảnh báo sóng thần mức 2 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và phát 02 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút. Sau đó cứ 15 phút, phát lại tin đã phát cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần;
- Tin cảnh báo sóng thần mức 3 được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và liên tục phát lại, mỗi lần cách nhau 05 phút cho đến khi nhận được Tin cuối cùng về sóng thần;
- Tin cuối cùng về sóng thần hoặc Tin hủy cảnh báo sóng thần được truyền phát ngay sau khi nhận được bản tin và nhắc lại một lần sau đó 5 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?