Rủi ro pháp lý khi giao kết hợp đồng cộng tác viên để trốn đóng bảo hiểm xã hội? Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu?
Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:
"Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề."
Việc xác định Hợp đồng cộng tác viên có được xem là hợp đồng lao động hay không thì phải xem về nội dung.
Nếu nội dung của hợp đồng cộng tác viên được ký kết giữa người sử dụng lao động với người cộng tác viên mà có các nội dung giống hoặc có tính chất tương tự như nội dung của hợp đồng lao động nêu trên thì đây có thể được xem là hợp đồng lao động.
Tải về mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất 2023: Tại Đây
Trốn đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt không? (Hình từ Internet)
Rủi ro pháp lý khi giao kết hợp đồng cộng tác viên để trốn nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội?
Về đúng bản chất pháp lý, hợp đồng cộng tác viên chính là một loại hợp đồng dịch vụ được điều chỉnh bởi Luật Thương mại (trong trường hợp người cộng tác viên này ký kết hợp đồng với Công ty).
Theo đó, về chủ thể giao kết hợp đồng căn cứ tại Điều 2 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại)."
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định."
Do đó, cá nhân hoạt động thương mại không đăng ký kinh doanh mà cung cấp dịch vụ là sai quy định và rủi ro doanh nghiệp có thể bị loại khỏi chi phí đươc trừ khi tính thuế TNDN.
Doanh nghiệp nên cân nhắc việc giao kết HĐLĐ với những người cộng tác viên, chuyên gia, người cung cấp dịch vụ cá nhân,.. theo quy định của pháp luật lao động thay vì giao kết các hợp đồng cộng tác viên, hợp đồng chuyên gia, hợp đồng thực hiện công việc cá nhân,… để tránh các rủi ro pháp lý.
Trốn đóng bảo hiểm xã hội người sử dụng lao động chịu trách nhiệm gì?
Căn cứ theo điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động đánh giá an toàn, vệ sinh lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên."
Như vậy, người lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ chịu phạt vi phạm từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.
Lưu ý đối với tổ chức mức phạt sẽ gấp hai lần mức phạt với cá nhân được nêu ở trên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?