Quyết định có rủi ro tín dụng là gì? Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng được xác định theo các tiêu chí nào?
- Quyết định có rủi ro tín dụng là gì?
- Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng được xác định theo các tiêu chí nào?
- Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện trong quá trình nào?
- Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm những nội dung nào?
Quyết định có rủi ro tín dụng là gì?
Căn cứ tại khoản 18 Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có giải thích quyết định có rủi ro tín dụng là quyết định có rủi ro của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong hoạt động tín dụng, tối thiểu bao gồm: quyết định cấp tín dụng; quyết định hạn mức tín dụng; quyết định cấp tín dụng vượt hạn mức; quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ; quyết định chuyển nhóm nợ.
Quyết định có rủi ro tín dụng là gì? Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng được xác định theo các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng được xác định theo các tiêu chí nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 33 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng đảm bảo:
1. Thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng và các trường hợp chuyển lên cấp thẩm quyền cao hơn để phê duyệt phải được xác định theo các tiêu chí định lượng, định tính.
2. Trường hợp phê duyệt theo cơ chế hội đồng, hội đồng phê duyệt phải có biên bản phê duyệt hoặc hình thức tương đương, trong đó nêu rõ lý do phê duyệt hoặc không phê duyệt và ghi nhận (hoặc đính kèm) đầy đủ ý kiến của các thành viên hội đồng. Thành viên hội đồng phê duyệt phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.
3. Thông tin cung cấp để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải đầy đủ, phù hợp với quy mô, loại hình cấp tín dụng. Quy định về danh mục thông tin làm cơ sở để phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng phải được bộ phận quản lý rủi ro đánh giá đảm bảo thực hiện hiệu quả việc quản lý rủi ro tín dụng.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền phê duyệt quyết định có rủi ro tín dụng được xác định theo các tiêu chí định lượng, định tính.
Quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện trong quá trình nào?
Căn cứ tại Điều 29 Thông tư 13/2018/TT-NHNN có quy định như sau:
Yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng
1. Quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong suốt quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế;
b) Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng;
c) Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng).
3. Hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây:
a) Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng của ngành, lĩnh vực kinh tế;
b) Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm, hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng tương ứng của sản phẩm, hình thức bảo đảm.
Như vậy, theo quy định trên thì quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại được thực hiện suốt quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
Báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại gồm những nội dung sau:
- Chất lượng tín dụng đối với các khoản cấp tín dụng, danh mục cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế;
- Khoản cấp tín dụng có vấn đề, các biện pháp xử lý khoản cấp tín dụng có vấn đề;
- Khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế có dư nợ tín dụng thực tế cao hơn hạn mức rủi ro tín dụng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Thông tư này;
- Giá trị tài sản bảo đảm, danh mục tài sản bảo đảm theo từng loại tài sản bảo đảm;
- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng;
- Cảnh báo sớm khả năng vi phạm các giới hạn, hạn mức rủi ro tín dụng;
- Các vi phạm về quản lý rủi ro tín dụng và lý do vi phạm;
- Các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro tín dụng với cấp nhận báo cáo;
- Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị về quản lý rủi ro tín dụng của kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?