Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường được ban hành căn cứ vào đâu và phải ghi rõ những nội dung gì?
Trạm thí nghiệm hiện trường được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2017/TT-BXD quy định về trạm thí nghiệm hiện trường như sau:
Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường
1. Trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập để phục vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong khoảng thời gian thi công dự án/công trình xây dựng đó. Trạm thí nghiệm hiện trường được bố trí nhân lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian và điều kiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng với các phép thử được thực hiện.
...
Theo đó, trạm thí nghiệm hiện trường là một thực thể của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thành lập để phục vụ hoạt động thí nghiệm cho dự án/công trình xây dựng cụ thể trong khoảng thời gian thi công dự án/công trình xây dựng đó.
Trạm thí nghiệm hiện trường được bố trí nhân lực, thiết bị, dụng cụ, đáp ứng các yêu cầu về không gian và điều kiện thí nghiệm như phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, tương ứng với các phép thử được thực hiện.
Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường được ban hành căn cứ vào đâu và phải ghi rõ những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường được ban hành căn cứ vào đâu và phải ghi rõ những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2017/TT-BXD quy định về trạm thí nghiệm hiện trường như sau:
Quy định về trạm thí nghiệm hiện trường
...
2. Căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định. Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết bị được điều chuyển. Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư hoặc cá nhân, tổ chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các phép thử thực hiện cho công trình. Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm, Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện trường phục vụ cho nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ trong Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết định bổ sung.
3. Trạm thí nghiệm hiện trường được sử dụng mã số LAS-XD của phòng thí nghiệm được công nhận của tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
...
Theo đó, căn cứ yêu cầu thực tế của từng dự án/công trình xây dựng cụ thể, việc thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải được ban hành bằng Quyết định.
Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường phải ghi rõ địa chỉ, kèm theo danh mục nhân sự, thiết bị được điều chuyển. Quyết định thành lập được gửi cho chủ đầu tư hoặc cá nhân, tổ chức được chủ đầu tư ủy quyền kiểm tra xác nhận phù hợp với các phép thử thực hiện cho công trình.
Quá trình kiểm tra được lập thành biên bản trước khi tiến hành các hoạt động thí nghiệm, Trường hợp một trạm thí nghiệm hiện trường phục vụ cho nhiều dự án/công trình cùng thời điểm thì phải được ghi rõ trong Quyết định thành lập trạm thí nghiệm hiện trường hoặc phải ban hành Quyết định bổ sung.
Ai có trách nhiệm kiểm tra đột xuất hoạt động của trạm thí nghiệm hiện trường?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BXD quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn về xây dựng
a) Bộ Xây dựng thống nhất quản lý các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với mã số LAS-XD.
b) Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện quản lý các hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm: xử lý hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá, trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức kiểm tra hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo, trình cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 62/2016/NĐ-CP; tổ chức đánh giá thử nghiệm thành thạo/so sánh liên phòng các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
c) Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm hiện trường tại địa phương. Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và gửi về Bộ Xây dựng để thống nhất hình thức xử lý theo quy định.
Theo quy định trên, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra đột xuất hoạt động của các trạm thí nghiệm hiện trường tại địa phương.
Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và gửi về Bộ Xây dựng để thống nhất hình thức xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?