Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu phải có những nội dung nào theo quy định hiện nay? Việc công bố Quyết định kiểm tra sẽ do ai thực hiện?
- Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu phải có những nội dung nào theo quy định hiện nay?
- Việc công bố Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu sẽ do ai thực hiện?
- Đoàn kiểm tra cần hoàn thành công tác kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư trong thời hạn bao nhiêu ngày đối với trường hợp phức tạp?
Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu phải có những nội dung nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về nội dung của Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Lập, trình và phê duyệt Quyết định kiểm tra
1. Quyết định kiểm tra được lập khi có một trong các căn cứ sau:
a) Kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kế hoạch kiểm tra định kỳ Điều chỉnh được người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt;
b) Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan kiểm tra về việc tiến hành kiểm tra đột xuất.
2. Quyết định kiểm tra được lập theo Mẫu số 1 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này, trong đó bao gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ để tiến hành kiểm tra;
b) Thành phần Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn, Thư ký đoàn và các thành viên);
c) Tổ chức thực hiện kiểm tra, bao gồm các nội dung sau đây:
- Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra;
- Trách nhiệm của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.
d) Thời gian kiểm tra;
đ) Kinh phí hoạt động của Đoàn kiểm tra;
3. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xem xét, phê duyệt Quyết định kiểm tra để làm cơ sở thực hiện kiểm tra.
Theo đó, Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu được lập theo Mẫu số 1 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT TẢI VỀ, trong đó bao gồm các nội dung sau:
(1) Căn cứ để tiến hành kiểm tra;
(2) Thành phần Đoàn kiểm tra (Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn, Thư ký đoàn và các thành viên);
(3) Tổ chức thực hiện kiểm tra, bao gồm các nội dung sau đây:
- Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra;
- Trách nhiệm của Trưởng đoàn và các thành viên đoàn kiểm tra.
(4) Thời gian kiểm tra;
(5) Kinh phí hoạt động của Đoàn kiểm tra.
Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu phải có những nội dung nào theo quy định hiện nay? Việc công bố Quyết định kiểm tra sẽ do ai thực hiện? (Hình từ Internet)
Việc công bố Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về việc công bố Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Thực hiện kiểm tra
1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra chi Tiết, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra, lập biên bản theo Mẫu số 5 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đồng thời tổ chức thực hiện kiểm tra.
2. Đoàn kiểm tra tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động đấu thầu được kiểm tra, lập biểu đánh giá và nhận xét đối với từng nội dung liên quan; tiến hành kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu (nếu cần thiết); tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thể trao đổi với các đơn vị được kiểm tra và tiến hành kiểm tra thực địa khi cần thiết. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lập biên bản xác nhận nội dung kiểm tra.
...
Theo đó, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra hoạt động đấu thầu theo Mẫu số 5 Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT TẢI VỀ đồng thời tổ chức thực hiện kiểm tra.
Đoàn kiểm tra cần hoàn thành công tác kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư trong thời hạn bao nhiêu ngày đối với trường hợp phức tạp?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về thời gian trong kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Thời gian trong kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Đối với lựa chọn nhà thầu:
a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của một đơn vị được kiểm tra tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày Đoàn kiểm tra trình dự thảo Kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian thực hiện kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của các đơn vị được kiểm tra tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra, trong đó thời gian kiểm tra trực tiếp đối với một đơn vị được kiểm tra không quá 07 ngày làm việc. Trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày Đoàn kiểm tra trình dự thảo Kết luận kiểm tra.
...
Theo đó, đối với trường hợp phức tạp thì kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư, Đoàn kiểm tra cần hoàn thành công tác trong thời hạn tối đa là 15 ngày, trong đó thời gian kiểm tra trực tiếp đối với một đơn vị được kiểm tra không quá 07 ngày làm việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?