Quyết định cho phép cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh phải đảm bảo những nội dung nào?
- Khi ký kết văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức cần đảm bảo những điều gì?
- Quyết định cho phép cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh phải đảm bảo những nội dung nào?
- Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thì cần báo cáo cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Khi ký kết văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức cần đảm bảo những điều gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 64/2021/NĐ-CP quy định về nội dung của thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh như sau:
Nội dung của thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc
1. Thỏa thuận quốc tế được thể hiện bằng văn bản, nêu ý định hợp tác thông qua các hoạt động cụ thể trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị trực thuộc đó. Thỏa thuận quốc tế phải có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên gọi của văn bản;
b) Tên các bên ký kết;
c) Lĩnh vực, nội dung, phương thức hợp tác;
d) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn hiệu lực;
đ) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;
e) Họ tên, chức danh của người đại diện ký.
2. Thỏa thuận quốc tế có thể có các nội dung khác như cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, chi phí, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực của thỏa thuận quốc tế.
3. Nội dung của thỏa thuận quốc tế phải thể hiện thỏa thuận quốc tế đó không có giá trị ràng buộc về pháp lý.
4. Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh Ủy ban nhân dân cấp xã biên giới phải phù hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật Thỏa thuận quốc tế.
5. Nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
Theo đó, ngoài các nội dung bắt buộc phải có trong văn bản thỏa thuận thì còn cần phải đảm bảo nội dung thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức phải phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của tổ chức đó.
Quyết định cho phép cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh phải đảm bảo những nội dung nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 64/2021/NĐ-CP nội dung quyết định cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc như sau:
Nội dung quyết định cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh đơn vị trực thuộc
1. Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế phải được thể hiện bằng văn bản bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên gọi thỏa thuận quốc tế và tên các bên ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Người đại diện ký thỏa thuận quốc tế;
c) Yêu cầu về việc đăng tải thỏa thuận quốc tế;
d) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế;
đ) Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế.
2. Quyết định cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức bao gồm các nội dung tại điểm a, b, c và đ của khoản 1 Điều này.
Từ quy định trên thì nội dung quyết định cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh gồm các nội dung như:
- Tên gọi thỏa thuận quốc tế và tên các bên ký kết thỏa thuận quốc tế;
- Người đại diện ký thỏa thuận quốc tế;
- Yêu cầu về việc đăng tải thỏa thuận quốc tế;
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế.
Quyết định cho phép cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh phải đảm bảo những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thì cần báo cáo cho cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 64/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức như sau:
Trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan cấp tỉnh của tổ chức
1. Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh, các cơ quan cấp Sở có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận quốc tế đó và các cơ quan khác có liên quan.
2. Trường hợp Điều lệ của tổ chức có quy định về việc xin ý kiến của cơ quan trung ương của tổ chức, ngoài việc lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan trung ương của tổ chức.
3. Các cơ quan được lấy ý kiến nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
4. Cơ quan cấp tỉnh của tổ chức trình cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức đó cho ý kiến về việc ký kết thỏa thuận quốc tế sau khi nhận được văn bản trả lời của các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
5. Cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của cơ quan cấp tỉnh của tổ chức quyết định bằng văn bản về việc ký kết thỏa thuận quốc tế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
6. Người đứng đầu cơ quan cấp tỉnh của tổ chức tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác ký thỏa thuận quốc tế sau khi nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Sau khi ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức báo cáo cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó bằng văn bản, đồng thời gửi cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế để thông báo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.
Như vậy, sau khi kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức báo cáo cơ quan quản lý hoạt động đối ngoại của tổ chức đó bằng văn bản, đồng thời gửi cơ quan ngoại vụ cấp tỉnh bản sao thỏa thuận quốc tế để thông báo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?